Thứ Hai | 02/07/2012 06:43
Các quỹ đầu cơ thắng lớn nhờ hàng hóa lên giá
Các quỹ đặt cược giá lên vào hàng hóa tuần thứ 3 liên tiếp, ngay trước khi châu Âu đưa ra các gói kích thích và đẩy giá hàng hóa lên cao.
Các nhà quả lý tiền tệ tăng mua ròng 18 loại hàng hóa kỳ hạn và quyền chọn 15% lên 724.738 hợp đồng trong tuần kết thúc vào ngày 26/6, cao nhất kể từ hồi tháng 1. Các nhà đầu cơ tích trữ ngô nhiều nhất 5 tuần và tăng đặt cược vào đường nhiều nhất kể từ giữa tháng 4.
Quyết định này của các nhà đầu tư được cho là đúng đắn khi hầu hết các thị trường đều phục hồi mạnh sau khi hội nghị thượng đỉnh châu Âu kết thúc ngày 29/6 với nhiều kết quả khả quan.
Chỉ số Standard & Poor's GSCI đo lường 24 loại hàng hóa nguyên liệu thô phiên cuối tuần tăng 5,6%, mạnh nhất kể từ tháng 4/2009. Tính trong cả tuần trước, chỉ số này đã tăng 6,3%. Nông sản là các mặt hàng được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng lên giá nhất. Trong tuần qua, các quỹ tăng muaròng các loại nông sản 24% lên 533.095 hợp đồng, mạnh nhất kể từ tháng 2. Riêng đối với ngô, lượngmua ròng tăng 53% lên 108.542 hợp đồng, mức kỷ lục kể từ năm 2008. Đây cũnglà một quyết định đúng đắn của các nhà đầu tư khi nông sản này tăng giá 15%tuần trước trong bối cảnh hạn hán tại miền Tây nước Mỹ đe dọa mùa màng và tồn kho ngô quốc gia giảm thấpnhất 16 năm.Cácquỹ lần đầu tiên sau 8 tuần cũng đặt cược dầu thô lên giá, tăng mua ròng 1% lên127.017 hợp đồng. Và kết quả cho thấy giá dầu thô tăng vọt 9,4% phiên ngày29/6, mạnh nhất hơn 3 năm qua.Dữ liệu cho thấy 193 triệu USD đã bị rút ra khỏi các quỹ hàng hóa trong tuần kết thúc vào ngày 27/6. Tính trong tháng 5, dòng tiền của các nhà đầu tư chảy ra khỏi thị trường hàng hóa là 8,2 tỷ USD.
Thị trường hàng hóa tăng cùng với chứng khoán và đồng euro. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI tăng 2,5%, trong khi chỉ số USD Index giảm 0,8%.
Lần tăng mạnh mẽ này là kết quả sau khi lãnh đạo của 17 nước thuộc liên minh châu Âu thống nhất đưa ra gói kích thích 120 tỷ euro và quyết định nới lỏng điều kiện cứu trợ Tây Ban Nha sau 2 ngày hội nghị thượng đỉnh tại Brussel.
Tuy nhiên, chỉ số Standard & Poor's GSCI tính trong quý II giảm tổng cộng 13%, mạnh nhất kể từ 2008 và rơi vào thị trường giá xuống ngày 21/6 trong bối cảnh khủng hoảng nợ leo thang và khi Fed tuyên bố chưa đưa ra gói nới lỏng tiền tệ mới. Dữ liệu cho thấy, có 3,6 nghìn tỷ USD rút khỏi thị trường toàn cầu kể từ ngày 31/3.
Quyết định này của các nhà đầu tư được cho là đúng đắn khi hầu hết các thị trường đều phục hồi mạnh sau khi hội nghị thượng đỉnh châu Âu kết thúc ngày 29/6 với nhiều kết quả khả quan.
Chỉ số Standard & Poor's GSCI đo lường 24 loại hàng hóa nguyên liệu thô phiên cuối tuần tăng 5,6%, mạnh nhất kể từ tháng 4/2009. Tính trong cả tuần trước, chỉ số này đã tăng 6,3%. Nông sản là các mặt hàng được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng lên giá nhất. Trong tuần qua, các quỹ tăng muaròng các loại nông sản 24% lên 533.095 hợp đồng, mạnh nhất kể từ tháng 2. Riêng đối với ngô, lượngmua ròng tăng 53% lên 108.542 hợp đồng, mức kỷ lục kể từ năm 2008. Đây cũnglà một quyết định đúng đắn của các nhà đầu tư khi nông sản này tăng giá 15%tuần trước trong bối cảnh hạn hán tại miền Tây nước Mỹ đe dọa mùa màng và tồn kho ngô quốc gia giảm thấpnhất 16 năm.Cácquỹ lần đầu tiên sau 8 tuần cũng đặt cược dầu thô lên giá, tăng mua ròng 1% lên127.017 hợp đồng. Và kết quả cho thấy giá dầu thô tăng vọt 9,4% phiên ngày29/6, mạnh nhất hơn 3 năm qua.Dữ liệu cho thấy 193 triệu USD đã bị rút ra khỏi các quỹ hàng hóa trong tuần kết thúc vào ngày 27/6. Tính trong tháng 5, dòng tiền của các nhà đầu tư chảy ra khỏi thị trường hàng hóa là 8,2 tỷ USD.
Thị trường hàng hóa tăng cùng với chứng khoán và đồng euro. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI tăng 2,5%, trong khi chỉ số USD Index giảm 0,8%.
Lần tăng mạnh mẽ này là kết quả sau khi lãnh đạo của 17 nước thuộc liên minh châu Âu thống nhất đưa ra gói kích thích 120 tỷ euro và quyết định nới lỏng điều kiện cứu trợ Tây Ban Nha sau 2 ngày hội nghị thượng đỉnh tại Brussel.
Tuy nhiên, chỉ số Standard & Poor's GSCI tính trong quý II giảm tổng cộng 13%, mạnh nhất kể từ 2008 và rơi vào thị trường giá xuống ngày 21/6 trong bối cảnh khủng hoảng nợ leo thang và khi Fed tuyên bố chưa đưa ra gói nới lỏng tiền tệ mới. Dữ liệu cho thấy, có 3,6 nghìn tỷ USD rút khỏi thị trường toàn cầu kể từ ngày 31/3.
Nguồn Bloomberg/DVT