Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Ảnh: Dantri.
Các "ông lớn" thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước kinh doanh ra sao trong mùa dịch?
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) ước lỗ ngàn tỉ
Tổng Công ty hàng không Việt Nam là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19. Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của VNA ước tính đạt 19.212 tỉ đồng; giảm hơn 6.700 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý I/2020, đơn vị này lỗ hơn 2.300 tỉ đồng.
Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV/2020, VNA ước lỗ tới hơn 19.650 tỉ đồng.
Tổn thất của các doanh nghiệp nếu dịch bệnh kéo dài đến quý IV/2020. Ảnh: VH. |
Theo thông tin được công bố, VNA đã dừng toàn bộ đường bay quốc tế và duy trì khai thác các đường bay nội địa ở mức tối thiểu.
Vào đầu năm 2020, VNA có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỉ đồng, nhưng đến nay đã cạn kiệt. Từ tháng 3.2020, VNA đã phải đơn phương chậm thanh toán một số khoản nợ đến hạn.
Ông vua tiền mặt ACV giảm lãi
Trong quý I/2020, doanh thu của Tổng Côngty Cảng hàng không (ACV) ước đạt hơn 4.000 tỉ đồng, giảm 832 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận ước đạt hơn 1.850 tỉ đồng, giảm 586 tỉ đồng so với quý I/2019. Dự kiến cả năm 2020, doanh thu và lợi nhuận của ACV sẽ giảm lần lượt 47% và 13,6% so với kế hoạch.
ACV dự kiến 2 kịch bản về thị trường quốc tế và trong nước năm 2020.
Đối với thị trường quốc tế, tháng 5.2020 phục hồi một số đường bay Trung Quốc; đường bay châuÂu, Hàn Quốc tạm dừng đến hết tháng7.2020; các đường bay khác dự kiến từ tháng 8.2020 sẽ phục hồi nhưng chậm.
Đối với thị trường trong nước, từ cuối tháng 3-5.2020, số đường bay tiếp tục giảm mạnh từ 60-70% và dự kiếnhồi phục từ tháng6.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sa vào thua lỗ
Việc hạn chế nhu cầu đi lại của người dân trong mùa dịch khiến lưu lượng xe lưu thông trên đường bộ từ đầu năm 2020 giảm mạnh.
Trong quý I/2020, doanh thu của VEC ước giảm 15 tỉ đồng. Dự kiến nếu dịch kéo dài đến quý IV/2020, doanh thu cả năm của VEC ước giảm 13% so với kế hoạch năm 2020, đồng thời ước lỗ 140 tỉ đồng.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng lao đao
Do không có khách, từ đầu năm đến nay, các công ty cổ phần vận tải đường sắt đã đề nghị dừng chạy hàng loạt đoàn tàu trong nước và tàu liên quận quốc tế. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận của ngành đường sắt, khó đảm bảo việc hoàn thành kế hoạch đã được giao.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu vận tải hành khách dự kiến đạt 527,88 tỉ đồng, ước lỗ khoảng 100 tỉ đồng.
Dự kiến năm 2020, công ty mẹ doanh thu giảm từ 700-1.000 tỉ đồng so với kế hoạch, ước lỗ khoảng 694-935 tỉ đồng tùy theo thời điểm kết thúc dịch COVID-19.
Vận tải biển ngưng trệ, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ra sao?
Hoạt động vận tải biển bị ngưng trệ do nhu cầu vận chuyển hàng hóa sụt giảm mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, và gần đây là châu Âu và Mỹ. Chi phí nhiên liệu tăng mạnh, hệ thống các cảng của Vinalines đều bị ảnh hưởng do các tàu hủy lịch không đến cảng, hủy chuyến hoặc neo chờ.
Các hoạt động vận tải, kho bãi giảm sản lượng khoảng 40% so với cùng kỳ. Hầu hết đội tàu của Vinalines không đủ việc làm, dẫn tới không có dòng tiền trả nợ và chi phí duy trì đội tàu; hoạt động tạm nhập tái xuất và hoạt động của các cảng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là chi phí lưu kho tăng cao.
Doanh thu hợp nhất của Công ty trong quý I/2020 ước đạt hơn 2.200 tỉ đồng, giảm 626 tỉ đồng, ước lỗ hợp nhất 113 tỉ đồng.
Dự kiến, nếu dịch bệnh kéo dài đến quý IV/2020, Công ty mẹ ước lỗ 76 tỉ đồng.
* Có thể bạn quan tâm
►Miễn nhiễm COVID-19, nhiều doanh nghiệp vẫn tăng trưởng mạnh
►Điểm mặt những đại gia có cơ cấu tài chính lành mạnh, sẽ chống chịu tốt với đại dịch Covid-19