Phụ nữ, lợi thế về nhân khẩu học của một nền kinh tế. Ảnh: Bloomberg
Các nữ tướng đang nâng bước kinh tế Việt Nam
Ví dụ, bà Mai Kiều Liên, người đã đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu đang tăng lên về đồ uống giàu protein và xây dựng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thành một đế chế trị giá 10 tỷ USD. Sau đó, bà Nguyễn Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập hãng không VietJet, đã trở thành nữ tỉ phú đầu tiên của Việt Nam - và không chỉ vì những cô tiếp viên hàng không mặc bikini. Đặc điểm địa lý từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh làm cho việc đi máy bay trở thành một lựa chọn hiệu quả trong khi Việt Nam vẫn chưa xây dựng tuyến đường sắt cao tốc giữa hai siêu đô thị.
Làn sóng chi tiêu tiêu dùng đã nâng bước Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung. Và nếu bạn đang tìm kiếm một nhà công nghiệp, đừng tìm đâu xa ngoài bà Nguyễn Thị Mai Thanh của CTCP Cơ Điện lạnh REE.
Với 73%, tỉ lệ tham gia lao động nữ của Việt Nam là cao nhất thế giới. Phụ nữ Việt Nam cũng là những người tiên phong trong kinh doanh: Cứ mỗi một doanh nhân nam ở giai đoạn đầu khởi nghiệp thì có 1,4 người là nữ, theo ước tính Global Entrepreneurship Monitor (một cơ quan nghiên cứu giới Doanh nhân Toàn cầu). Phụ nữ đóng góp 40% GDP Việt Nam, gần ngang với Trung Quốc.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia lao đông trong các nền kinh tế. Nguồn: World Bank |
Lịch sử là lý do cho việc này. Khi những người đàn ông đi tòng quân, phụ nữ ở nhà sẽ thay họ làm việc trong các nhà máy. Năm 1976, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 64 thì chỉ có 95 người đàn ông. Đến năm 1986, phụ nữ vẫn chiếm đa số trong xã hội và là lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Bạn có thể nói tinh thần “Rosie the Riveter”, biểu tượng của những người phụ nữ Mỹ làm việc trong các nhà máy ở Mỹ trong Thế chiến II, vẫn còn rất nhiều ở Việt Nam.
Ngay cả khi Việt Nam dần hồi phục sau chiến tranh và giới tính trở lại cân bằng, phụ nữ vẫn không rời bỏ lực lượng lao động. Chính phủ đã ủng hộ các bà mẹ làm việc, họ có quyền nghỉ thai sản theo luật định 6 tháng. Đó là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài thích nghe.
Tại sao các nhà đầu tư toàn cầu thích một quốc gia đang phát triển hơn một quốc gia khác. Với những ký ức tươi mới về hàng tỉ tài sản được tạo ra ở Trung Quốc, nhiều người đang tìm kiếm Trung Quốc 2.0. Họ tìm kiếm các quốc gia có nhân khẩu học phù hợp - những công nhân trẻ, háo hức xây dựng các trung tâm sản xuất, và sau đó lại chi tiền để mua những chiếc xe hơi đầu tiên hoặc túi xách.
Nhìn vào tổng thể dân số, Việt Nam chỉ là quốc gia lớn thứ 15 thế giới, nhỏ hơn Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Philippines. Nhưng hầu hết các nước này đều có sự suy giảm về nhân khẩu học. Ví dụ, tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở Pakistan và Bangladesh lần lượt là 25% và 33%. Nếu tính đến điều đó, dân số trong độ tuổi lao động thực sự (từ 15 đến 64) sẽ chỉ là 37% và 45%, thay vì 61% và 67% chính thức.
Đóng góp của Phụ nữ vào GDP của các quốc gia. Nguồn McKinsey Institute. |
Thành Rome không thể được xây dựng trong một ngày. Khi một quốc gia bắt đầu nhân rộng mô hình sản xuất của Trung Quốc, trước tiên họ thường phải xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, chẳng hạn như hàng may mặc và giày dép. Trong khi Việt Nam đang nhanh chóng tiến lên các bậc thang vào điện thoại thông minh và chất bán dẫn, phần lớn nhất trong xuất khẩu của họ sang Mỹ năm ngoái vẫn là hàng dệt may. Ai khâu quần áo và may giày? Phụ nữ.
Văn hóa “bóng hồng” mạnh mẽ là một lý do tại sao Việt Nam là quốc gia châu Á mới nổi duy nhất ngoài Trung Quốc nhận được dòng vốn đầu tư nước ngoài ròng (giá trị dương) trong năm thị trường con gấu này.
Nhiều nhà đầu tư đang đặt cược Việt Nam sẽ là người chiến thắng lớn khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài. Và ngay cả trước khi cuộc tranh chấp bắt đầu, các công ty Trung Quốc, như công ty sản xuất dệt may khổng lồ Shenzhou International, đã mở các nhà máy ở Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài một phần nhờ những người phụ nữ mạnh mẽ.
Nguồn Bloomberg