Các ngân hàng thu về 1.290 tỉ đồng sau khi bán 8 doanh nghiệp
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục dứt điểm sở hữu chéo, sở hữu cổ phiếu vượt quy định, đẩy mạnh tình trạng thoái vốn mua cổ phần, đầu tư ngoài ngành đối với các lĩnh vực rủi ro.
Đây là thông tin được NHNN đưa ra tại hội nghị trực tuyến sơ kết một năm triển khai Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, diễn ra ngày 28.8 vừa qua.
Theo NHNN, đến nay một lượng lớn các ngân hàng đã được phê duyệt chủ trong cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu, gồm 3/4 ngân hàng có vốn nhà nước, 10 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, 19/28 ngân hàng thương mại cổ phần cùng 11 công ty tài chính.
Về tình hình thoái vốn đầu tư và sở hữu chéo, NHNN cho biết các NHTM có vốn nhà nước đã bán 8 doanh nghiệp thu về 1.290 tỉ đồng. Số cặp sở hữu chéo trực tiếp từ 7 xuống 1 cặp. Sở hữu trực tiếp giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng giảm còn 2 ngân hàng với 2 cặp sở hữu, trong khi năm 2016 có tới 56 cặp.
Về kết quả xử lý nợ xấu, NHNN cho biết tính đến ngày 30.6, hệ thống Tài chính tín dụng đã xử lý được 138.000 tỉ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng việc xử lý nợ xấu đạt được nhiều kết quả ấn tượng nhưng tỉ lệ nợ xấu nói chung, bao gồm cả nợ xấu ngoại bảng của các tổ chức tín dụng vẫn còn cao, ở mức 6,6%, đòi hỏi ngành ngân hàng phải tận dụng tối đa các lợi thế về quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, các cơ chế, chính sách để xử lý hiệu quả hơn nợ xấu.
Cũng trong hội nghị này, big 4 ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) và Ngân hàng Công thương (VietinBank), đều đặt ra yêu cầu tăng vốn điều lệ. Đây là vấn đề đã được nêu ra từ 2016 và đến nay kế hoạch dự kiến đó không được Bộ Tài chính chấp thuận.