Các hãng hàng không và nỗi lo thiếu phi công
Thiếu phi công
Một sự bùng nổ du lịch chưa từng có ở châu Á đã dẫn đến sự ra đời của các hãng hàng không giá rẻ mới và hàng triệu người bay được đi máy bay, nhưng sự thiếu hụt các phi công đang đe dọa đến sự mở rộng đó.
Bamboo Airways của Việt Nam là hãng hàng không mới nhất bắt đầu dịch vụ trong năm nay và nhiều dự kiến nhiều công ty khác cũng sẽ gia nhập cuộc đua. Chỉ riêng tại Đông Nam Á, các hãng hàng không giá rẻ đặt mua khoảng 1.400 máy bay, so với chưa đầy 400 đăng được sử dụng, theo Trung tâm Hàng không của CAPA. Với việc phi công không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, các hãng hàng không sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm phi hành đoàn lành nghề.
“Một cuộc khủng hoảng thực sự sắp diễn ra”, ông Peter Peter Harbison, chủ tịch điều hành của CAPA có trụ sở tại Sydney cho biết tại Singapore. “Đối với các hãng hàng không mới mọi thứ còn khó khăn hơn”.
Giao thông hàng không toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới với mức tăng lớn nhất dự kiến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi dự kiến sẽ có gần 4 tỉ hành khách, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Công ty Boeing dự báo khu vực cần 16.930 máy bay mới và khoảng 261.000 phi công cho đến năm 2037. Điều đó có nghĩa là các đội tàu hiện tại và số lượng phi công sẽ cần tăng gấp đôi trong giai đoạn đó, theo nhà chế tạo máy bay.
Các hãng hàng không thực thế đang gặp khó. IndiGo, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á tính theo giá trị thị trường, tháng trước đã quyết định bỏ hàng chục chuyến bay mỗi ngày cho đến tháng 3 vì thiếu phi công. China Airlines đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trong tháng này bằng cách đồng ý cải thiện điều kiện làm việc với chi phí hàng năm gần 4 triệu USD sau khi liên minh phi công đã đình công bảy ngày vì lý do kiệt sức.
Ngay cả một số bên ngoài châu Á đang gặp vấn đề: Emirates, hãng hàng không đường dài lớn nhất thế giới, cho biết vào tháng 4 rằng sự thiếu hụt phi công đã buộc hãng phải cắt các chuyến bay.
“Đào tạo phi công phức hợp cần có thời gian, vì vậy tốc độ tăng trưởng nguồn cung không đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Đặng Tất Thắng, giám đốc điều hành của hãng hàng không Bamboo cho biết. “Khó khăn đối với chúng tôi là tuyển dụng các phi công lành nghề, có kinh nghiệm cho các tuyến đường mà chúng tôi sẽ tiếp tục mở trong tương lai gần”.
Để tránh những khó khăn như vậy, một số hãng hàng không đã thành lập các học viện của riêng mình để xây dựng một nhóm phi công mà họ có thể sử dụng khi cần. Công ty hàng không Jeju Air, AirAsia, IndiGo và Lion Air là một trong những hãng hàng không đã thành lập trường đào tạo.
Wendy Sowers, giám đốc tiếp thị thương mại của Boeing cho biết, nếu là 5 đến 10 năm trước, chúng tôi cũng không nghĩ tới viễn cảnh rằng các hãng hàng sẽ phải mở học viện đào tạo phi công. “Điều này là vì tác động cung-cầu".
Một số hãng hàng không cũng lặng lẽ cắt giảm số giờ bay tối thiểu để phi công đủ điều kiện làm cơ trưởng vì thiếu nhân sự, Steven Greenway, chủ tịch của Swoop, một hãng hàng không siêu rẻ, thuộc WestJet Airlines, Canada cho hay.
Các hãng hàng không nên tự mở học viện để đào tạo phi công?
Vấn đề thiếu hụt phi công đã nảy sinh được một thời gian, nhưng đã trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây, một phát ngôn viên của hãng hàng không Jeju cho hay.
Harbison của CAPA cho biết Đông Nam Á và Ấn Độ có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt, với tác động lớn nhất của bốn hãng hàng không - AirAsia, IndiGo, Lion Air và VietJet.
Benyamin Bin Ismail, giám đốc điều hành của AirAsia, cho biết vấn đề trên không tác động nhiều đến tập đoàn này như các hãng hàng không khác, và "vì hãng có học viện riêng giúp cung cấp đủ tài năng mà chúng tôi cần", ông giải thích.
Trong khi đó, đội tàu bay của họ đã được mở rộng nhanh chóng. Chẳng hạn, IndiGo, được điều hành bởi Công ty Hàng không Ấn Độ, InterGlobe, có khả năng sẽ bổ sung thêm ít nhất 40 máy bay nữa trong năm kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2020, sau khi ra mắt khoảng 62 trong năm nay, theo CAPA.
Một giải pháp khả thi để giảm bớt khủng hoảng là có một phi công trên các chuyến bay ngắn thay vì hai, mặc dù các công đoàn phi công có thể phản đối bất kỳ động thái nào như vậy, Harbison nói.
Nếu bạn có thể có những chiếc xe không người lái, bạn có thể có những chiếc máy bay chỉ có một phi công, ông nhận xét.
Nguồn Bloomberg