Các hiệp hội nước ngoài theo đó ủng hộ chiến lược chung sống an toàn với COVID-19 của Việt Nam. Ảnh: TL.
Các doanh nghiệp nước ngoài: Cơ hội đầu tư có thể không quay lại Việt Nam nếu chậm mở cửa
Chung sống an toàn với COVID-19
4 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gồm: Thương mại Mỹ (Amcham), Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), Doanh nghiệp Hàn Quốc (Kocham) và Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng về chiến lược khôi phục sản xuất kinh doanh an toàn trong tình hình mới.
Trong thư, 4 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hai lần nhấn mạnh ý Việt Nam phải hành động ngay để không bỏ lỡ cơ hội các tập đoàn đang có xu hướng đa dạng hoá chuỗi cung ứng rời Trung Quốc và duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực cũng như toàn cầu; đồng thời, không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.
Các hiệp hội theo đó ủng hộ chiến lược chung sống an toàn với COVID-19 của Việt Nam. Họ cũng cam kết sẽ cùng chung tay hỗ trợ, giúp cho kinh tế phục hồi.
Các doanh nghiệp cần một lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ. Ảnh: TL. |
Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần một lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ. Theo khảo sát của các hiệp hội này, ít nhất 20% thành viên sản xuất đã chuyển một số hoạt động sang một nước khác. Và nhiều cuộc thảo luận hơn đang được tiến hành. "Một khi sản xuất đã thay đổi, rất khó để quay trở lại, đặc biệt khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác", các hiệp hội lưu ý.
Theo đó, giới doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, Việt Nam đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư mà nó có thể không quay trở lại. Đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi. Ngay cả các kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp hiện có cũng đang bị trì hoãn, do những bất ổn. Các nhà đầu tư tiềm năng mới sẽ không thể đến nếu không có các chính sách hợp lý cho việc nhập cảnh.
Bình thường mới
Để giải quyết vấn đề này, các hiệp hội lưu ý, vaccine là chìa khoá quan trọng. Họ tiếp tục lưu ý đến việc cần ưu tiên tiêm cho một số nhóm đối tượng như nhân viên y tế, người cao tuổi, người có bệnh nền, nhân viên sản xuất, giao nhận... cho cả liều đầu tiên lẫn liều thứ hai.
Giới đầu tư nước ngoài cũng thống nhất rằng, cần một ứng dụng/ hệ thống theo dõi được điều phối giữa các bộ, ngành, tỉnh, cho phép việc nhận dạng, tiếp cận và đi lại một cách nhất quán. Mặt khác, cần có cơ chế để nhập liệu các lần tiêm chủng và cấp "thẻ xanh" cho người nước ngoài, bởi nhiều người trong số đó đã được tiêm chủng đầy đủ.
Hệ thống quản lý hành chính cần chấp nhận nhiều hơn các văn bản số của doanh nghiệp. Điều này vừa tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong thời gian dịch bệnh, vừa cho phép đổi mới và tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số.
Giới đầu tư nước ngoài cũng thống nhất rằng, cần một ứng dụng/ hệ thống theo dõi được điều phối giữa các bộ, ngành, tỉnh, cho phép việc nhận dạng, tiếp cận và đi lại một cách nhất quán. Ảnh: Tongcuchaiquan. |
Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng nhìn nhận, an ninh lương thực là tối quan trọng. Dù vậy, những biện pháp gần đây đã làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng còn lại, gây khó khăn đến hoạt động này. Vậy nên Chính phủ cần xem các nhà hàng là một đối tác quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như việc làm.
Theo các hiệp hội, khi tiến đến một "bình thường mới", ngoài tiêm chủng nhiều hơn, cần có sự phối hợp giữa các chính sách trên toàn quốc, bao gồm vận chuyển, xét nghiệm nhanh, chính sách cô lập và lọc F0 nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho người lao động và giảm tác động đến hoạt động sản xuất.
Lộ diện 3 nhóm ngành sẽ đón sóng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới