Các công ty vận tải biển liệu có thể trở lại thời hoàng kim
Với những người ít để ý đến ngành vận tải biển thì con số trên có thể gây bấtngờ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành này từ lâu đã như một con tàu đang "chìm dần". Cạnhtranh cao, giá cước thấp, vay nợ quá lớn… là những thứ đang "dìm" các con tàu xuống biển sâu.
Kẻ tí hon muốn thành người khổng lồ
Trong thời hoàng kim của ngành những năm 2007-2008, cổ phiếu vận tải biển lànhững cái tên "nóng" nhất trên sàn chứng khoán. Do lợi nhuận trước mắt quá lớn mà hàng loạt doanhnghiệp đã ồ ạt vay tiền mua tàu, đóng mới tàu.
Những doanh nghiệp nhỏ không muốn bỏ lỡ cơ hội đã vay hàng nghìn tỷ để mua tàutrong khi vốn chủ sở hữu chỉ bằng một phần mười vốn vay.
CTCP Vận tải Dầu khí (Falcon Shipping) có vốn điều lệ chỉ 100 tỷ đồng, thuộcloại thấp trong Vinalines nhưng đã xây dựng đội tàu có trọng tải lớn thứ 2 chỉ sau Vosco.
Thời kỳ hoàng kim không kéo dài lâu. Cuộc khủng hoảng cuối năm 2008 đã ngaylập tức làm giá cước giảm thê thảm; nhu cầu vận tải giảm sút trong khi nguồn cung tàu mới liên tụctăng đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
Sang năm 2012, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành khá uám khi mà không còn vớt vát được từ việc bán tàu. Phần lớn đều thua lỗ, một số công ty đã âm vốnchủ sở hữu từ khá lâu.
Đi tiên phong trong nhóm âm vốn chủ là Falcon Shipping và Nosco.
Đến cuối năm 2011, 2 công ty này đều đã âm vốn chủ sở hữu hơn 300 tỷ đồng.Trong khi đó, tổng nợ phải trả (chủ yếu là vay nợ ngân hàng) đến cuối năm 2011 lần lượt là hơn2.800 tỷ và hơn 3.800 tỷ đồng.
Sang năm 2012, thêm một số công ty nữa gia nhập nhóm này như VSP, ViconshipSài Gòn, Hàng hải Đông Đô.
Nhóm cổ phiếu thê thảm nhất thị trường
Trừ những doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu dẫn tới giá trị sổ sách âm, thì cổphiếu của các doanh nghiệp khác đều được giao dịch ở mức rất thấp so với giá trị sổ sách.
Hai cổ phiếu có thị giá cao nhất là SSG của Vận tải biển Hải Âu, đạt mức 3.800đồng và SGS của Saigonship, đạt 3.500 đồng.
Nguồn Biz Cafef