Ảnh: Yahoo.

 
An Lê Thứ Tư | 25/12/2019 15:11

Các công ty logistics ưa chuộng vận chuyển hàng hóa thông qua sân bay Nội Bài hơn là các sân bay lớn ở Trung Quốc

Với tốc độ tăng trưởng nóng nhất Châu Á, sân bay Nội Bài được các doanh nghiệp logistics ưu tiên lựa chọn làm cửa ngỏ để vận chuyển hàng ra quốc tế...

Dịch vụ vận chuyển đường bộ đến các sân bay đang từ từ tăng trưởng ở Đông Nam Á và vẫn kém phổ biến hơn so với ở châu Âu và Hoa Kỳ, những nơi có cơ sở hạ tầng đường cao tốc phát triển và thời gian vận chuyển tương đối ngắn.

Thông thường, các hãng hàng không sẽ tập hợp những chiếc xe tải ở tại sân bay hoặc khu vực lân cận để chuyên chở hàng hóa tới một sân bay khác, có các chuyến bay đến một điểm đến mong muốn hoặc đến một cửa ngõ trung chuyển lớn được quản lý bởi các doanh nghiệp vận tải.

Mới gần đây, các công ty cargo-partner (các công ty chuyên cung cấp dịch vụ hậu cần toàn diện) tại thủ đô Viên của nước Áo đang cung cấp dịch vụ mặt đất - hàng không cho các chủ hàng từ phía Nam Trung Quốc muốn chuyển hàng đến châu Âu và Hoa Kỳ thông qua Hà Nội. Đây được xem là một giải pháp thay thế cho dịch vụ vận chuyển trực tiếp bằng đường hàng không những lúc việc giao hàng theo đường hàng không tại Trung Quốc bị quá tải.

Quản lý ở các công ty cargo-partner nhấn mạnh rằng dịch vụ này mang tính thời vụ và phụ thuộc vào năng lực vận tải hàng không ở Hồng Kông (Trung Quốc), Quảng Châu và Thâm Quyến. Người giao nhận sẽ vận chuyển hàng hóa đến Hà Nội nếu thỏa thuận được giá cả và khả năng chứa hàng phù hợp với các hãng hàng không đối tác khi nhu cầu của họ tăng cao, chẳng hạn như dịp cuối năm hay Tết Nguyên đán vì phải giao hàng gấp cho các cửa hàng hoạt động trong những ngày lễ này.

 

Dịch vụ mắt đất hàng không giúp việc vận chuyển hàng hóa tiết kiệm chi phí và thời gian
Dịch vụ mặt đất giúp việc vận chuyển hàng hóa tiết kiệm chi phí và thời gian...

Trước đó thì các công ty cargo-partner đã cung cấp dịch vụ mặt đất từ Myanmar đến Thái Lan để giúp giải quyết những đơn hàng vận chuyển còn tồn đọng.

"Trong những tháng gần đây, chúng tôi đã phải đối mặt với việc giới hạn sức chứa trong các chuyến giao hàng trực tiếp bằng đường hàng không xuất phát từ Myanmar và thời gian giao nhận phải mất đến 4 tuần", Luca Ferrara, người đứng đầu một công ty cargo-partner phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tây Âu và Châu Mỹ cho biết.

Sức tải ở Myanmar bị hạn chế là do có ít hãng hàng không hoạt động ở đất nước này cũng như ở đây các máy bay tương đối nhỏ. Khi các công ty Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đặt các nhà máy ở Myanmar, lượng xuất khẩu nông sản tăng lên, dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao vào những thời kỳ cao điểm, từ đó tạo ra sự thiếu hụt về sức chứa trong vận chuyển hàng hóa trực tiếp theo đường hàng không.

Mặc dù những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường hợp tác đường bộ với Trung Quốc, một số chuyên gia trong ngành vẫn đặt câu hỏi về lợi ích của việc vận chuyển bằng đường bộ vì cơ sở hạ tầng đường cao tốc của Việt Nam vẫn kém phát triển và Sân bay Nội Bài có diện tích khá nhỏ.

Dù vậy, ông Shukor Yusef, một nhà kinh tế hàng không và người sáng lập Endau Analytics tại Malaysia, lưu ý rằng Việt Nam "hiện đang là thị trường hàng không tăng trưởng nóng nhất ở châu Á và số lượng hãng hàng không ở đất nước này đang tăng lên mỗi năm".

► Chính sách nhà giá rẻ tạo ra nhiều thành phố ma ở Trung Quốc

► Bốn con hổ của Châu Á: Điều thần kỳ đã là quá khứ, thách thức đang tới

Nguồn Yahoo Finance