Thứ Ba | 19/02/2013 10:21

Cá tra - góc nhìn từ SFP và Marrisons

Bài viết dưới đây là nhận định của ông Anton Immink, giám đốc chương trình nuôi trồng thủy sản, thuộc Sustainable Fisheries Partnership (SFP) về ngành công nghiệp cá tra Việt Nam.
Góc nhìn từ cấp vùng

Tại hội thảo "Biến đổi khí hậu tác động đến ngành thủy sản ĐBSCL" tổ chức tại trường Đại học Cần Thơ, ông Anton Immink nhận định ngành công nghiệp nuôi cá tra ở Việt Nam đi khá nhanh, khá mạnh nhưng cần lưu ý những vấn đề ảnh hưởng tới phát triển bền vững.

Đặc biệt, theo ông, các nhà tiêu thụ ở EU, Mỹ quan tâm đến trách nhiệm xã hội, môi trường, xây dựng thương hiệu để sản phẩm đi ra thế giới.

Từ năm 2007 đến nay, SFP cùng với các chuyên gia khoa thủy sản trường đại học Cần Thơ nhiều lần tổ chức đối thoại với các nhà sản xuất, chế biến cá tra với hi vọng hình thành tiếng nói chung, xây dựng hệ thống sản xuất ở cấp vùng, tìm giải pháp khi sản xuất gặp bất lợi do biến đổi khí hậu.

Thực tế, đã có một Ban chỉ đạo cấp quốc gia để giải quyết những sự cố cho sản phẩm cá tra, nhưng chủ yếu chỉ nhìn lại sự vận hành của các bên.

Làm sao xây dựng chuỗi cung ứng bền vững? Ông Anton nhấn mạnh: "SFP tập hợp các thành viên: Wal-Mart, High Liner Foods, Fortune Fish Company, FPI, Seattle Fish Co... là cầu nối sản phẩm Việt Nam với thế giới dựa vào các nghiên cứu khoa học."

SFP công bố những hồ sơ cấp vùng về nguồn lợi thủy sản, tổng hợp thông tin báo cáo khoa học công bố liên quan đến nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản; chứng minh tiến trình phát triển bền vững của vùng đánh bắt cá thông qua hỗ trợ chứng nhận MSC (chứng nhận đánh bắt thủy sản ở mức độ vùng).

Thị trường có nhiều thành phần tham gia, phải cùng nhau vừa khai thác vừa bảo vệ ở mức độ vùng.

Theo Anton, tạo mối liên kết giữa các bên liên quan, thúc đẩy các nhóm liên quan xây dựng tiếng nói chung của các tác nhân tham gia, biến những hội nghị bàn tròn hướng ngoại sau khi đã nghe tiếng nói của người nuôi, nhà chế biến, dịch vụ, người mua, nhà quản lý, các NGOs, nhà nghiên cứu.

Chile từng là nơi sản xuất cá hồi đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng không quản lý cấp vùng nên khi dịch bệnh lây lan, chất lượng sản phẩm và giá bán hàng giảm khiến nhiều nhà máy ngừng hoạt động, 15.000 công nhân mất việc, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4% lên 8% trong vùng, mất thị trường xuất khẩu Mỹ và EU, chỉ số phát triển kinh tế giảm 28%...

Ngược lại, Scotland - nơi phát triển và quản lý cấp vùng, có lịch sử lâu dài giữa các bên liên quan từ năm 1980, xây dựng đối thoại về chính sách quản lý thủy sản, chấp nhận xây dựng và kế hoạch quản lý dịch bệnh cấp vùng- ISA (về dịch bệnh, dịch tể học, nguồn nước...) và đặc biệt, cá hồi Scotland làm người tiêu dùng biết tới nhờ thương hiệu.

Quản lý vùng với những nội dung: thời gian tác động, khử trùng, thực hiệc nghiêm túc các quy định vệ sinh, thực hiệc và phát triển các chương trình vaccin và chứng nhận, đảm bảo an toàn sinh học khi chuyển cá giữa các vùng với nhau…

Ông Anton cũng cho biết các nhà tiêu thụ đang quan tâm thương hiệu cho cá tra. Họ sẽ so sánh các tiêu chuẩn nuôi cá tra ở các vùng, đánh giá tác động môi trường ở mức độ vùng, phối hợp quản lý dịch bệnh ở mức độ vùng, cải thiện thúc đẩy quản lý môi trường, thức ăn và dịch bệnh, thông qua đó cải thiện quản lý liên kết các trại nuôi, xây dựng quản lý các vùng nuôi đặc trưng trên cơ sở phối hợp bốn nhà và các tác nhân tham gia chuỗi.
che bien ca tra

Nhà phân phối ở Anh yêu cầu

Ông Huw Thomas, giám đốc thủy sản nuôi và đánh bắt thuộc hệ thống siêu thị Morrisons - hệ thống với 475 siêu thị phục vụ 11,5 triệu khách hàng, doanh thu 30 tỷ bảng Anh - cho biết nguyên tắc của siêu thị là sản phẩm phải có chứng nhận, phải làm cho nhà phân phối hiểu rõ tình trạng của nguồn cung cấp, đảm bảo tính hợp pháp, tính chuyên nghiệp trong quản lý của nông trại và tinh thần trách nhiệm của vùng đánh bắt, vùng nuôi nhằm giảm ảnh hưởng môi trường và số lượng các loài không phải đối tượng đánh bắt, phải bảo đảm nguồn cung cấp bột cá (chỉ 3% bột cá trong thức ăn cá tra đã bằng nửa triệu tấn cá), không hủy hoại sự bền vững của nguồn cung (cá tạp).

Những bằng chứng tin cậy về chất lượng, chứng nhận chu trình/chuỗi sản xuất rất quan trọng đối với các nhà nhập khẩu. Morrisons là thành viên hiệp hội thủy sản bền vững toàn cầu xác nhận các chuẩn tương đương giữa các tiêu chuẩn chứng nhận, nhưng cuối cùng, các vùng nuôi và nhà xuất khẩu của Việt Nam phải chứng minh được rằng sản phẩm họ bán là sản phẩm có trách nhiệm. Ông Huw Thomas đưa ra lời khuyên.


Nguồn Sài Gòn tiếp thị


Sự kiện