Bùng nổ xe điện đẩy giá Lithium
Các mỏ quặng lithium lớn nhất hiện nay được biết đến đều ở Nam Mỹ, chủ yếu ở Argentina, Bolivia và Chile, mặc dù các mỏ quặng lớn khác cũng đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Trung Quốc và Úc. Khai thác Lithium mất thời gian và tốn nhiều chi phí, và do đó đầu tư khai thác các quặng này không mang lại lợi nhuận kinh tế. Các trầm tích tồn tại dưới 2 dạng - các khoáng chất có hàm lượng đủ để khai thác và dạng muối lithium tan trong các hồ chứa tự nhiên dưới lòng đất hay còn được gọi là 'dung dịch muối'.
Trong báo cáo của Công ty VPBS "Chủ đề nóng: Lithium và cuộc cách mạng xe hơi”, Lithium hiện không giao dịch trên bất kỳ sàn giao dịch chính nào, mà được mua và bán thông qua các hợp đồng thảo thuận trực tiếp, mặc dù giá cả được theo dõi và báo cáo lại. Ngay sàn London Metal Exchange gần đây cũng mới công bố việc tung ra các hợp đồng tương lai cho Lithium.
Tin tức gần đây về Lithium liên quan đến việc tiềm năng lớn trong sử dụng cho việc chế tạo pin Li-Ion, nhưng cho đến năm 2015 Lithium được sử dụng phần lớn như một chất phụ gia trong sản xuất gốm sứ và thủy tinh, chiếm khoảng 1/3 sản lượng sản xuất ra toàn cầu. Các ứng dụng khác bao gồm sản xuất chất bôi trơn, hợp kim, pháo hoa, thuốc men...
Nhu cầu xe điện dự kiến tăng lên 24,4 triệu xe vào năm 2030 |
Hiện nay pin Li-ion được phát triển thêm về kích cỡ và khả năng tích trữ năng lượng đủ để cung cấp cho nguồn điện cho một ngôi nhà và công ty, cho phép các tấm pin năng lượng mặt trời cung cấp điện trong 24 giờ.
Tesla đã sản xuất thương mại các loại xe điện như vậy ở Mỹ và đang xây dựng một "đại công xưởng Li-Ion" để sản xuất pin cần thiết cung cấp năng lượng cho dòng xe này. Nhiều hãng xe lớn khác trên thế giới cũng đang đầu tư mạnh và ở Việt Nam, Vingroup cũng đang rốt ráo chuẩn bị khai trương cho thương hiệu Vinfast.
Nhu cầu đang tăng lên nhanh chóng, với giá lithium tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Những tiến bộ trong xe điện và áp lực để thay thế các loại xe chạy bằng xăng dầu để hạn chế lại ô nhiễm, làm cho nhu cầu xe điện có thể tăng nhanh chóng. Công nghệ tiến bộ thay đổi cách thức sử dụng Lithium, mà còn trong cách thức sản xuất.
Với nhu cầu sử dụng pin ngày càng nhiều, ước tính đến năm 2020 thì sản lượng Lithium phải tăng 125% để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Các nhà dự báo cho biết, nhu cầu dùng Lithium năm 2020 sẽ tăng đến 300.000 tấn/năm (cao hơn năm mức 2012 là 150.000 tấn). Sự thiếu hụt nguồn cung cấp kim loại quý hiếm này đã đẩy giá Lithium lên 20.000 USD/tấn. Dự đoán, vào năm 2030, tiếp tục đội giá gấp 30 lần nữa.
Trong thời gian ngắn đến trung hạn, giá Lithium sẽ tăng đồng thuận với sự gia tăng về nhu cầu thị trường. Bức tranh về lâu dài vẫn chưa chắc chắn, còn phụ thuộc nhiều vào (1) yếu tố chính trị nhằm áp dụng các luật với mục đích giảm thiểu việc sử dụng các phương tiện chạy bằng xăng dầu và (2) những đột phá thật sự về mặt công nghệ.