Bố trí ngân sách dời các trường Đại học ra khỏi Hà Nội
Tại hội nghị giao ban thường trực về công tác bảo đảm an toàn giao thông vàcác giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn rangày 27/3, Hà Nội cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan sớm đề xuất về cơ chế,chính sách nhằm quản lý, hạn chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân,tăng mức thu phí giao thông đối với các phương tiện cá nhân tại các thành phốlớn, giá dịch vụ trông giữ phương tiện thay cho mức phí trông giữ phương tiệnnhư hiện nay; ưu tiên bố trí vốn từ các nguồn vốn ODA, WB, ADB… để thực hiện cácdự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn Thủ đô.
Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khíchcác thành phần kinh tế tham gia đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, hệthống giao thông tĩnh, phát triển vận tải hành khách công cộng trong điều kiệnnguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nươc còn hạn chế.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ sửađổi mức xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt cho lực lượng cảnh sátgiao thông, thanh tra giao thông; tăng mức xử phạt đối với một số hành vi viphạm Luật Giao thông đường bộ là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, ùn tắc giaothông cho thành phố Hà Nội, TPHCM để sớm trình Thủ tướng Chínhphủ. Triển khai các dự án giao thông mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định đểphát triển mạng lưới khung về kết cấu hạ tầng giao thông.
Đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an tiếp tục bổsung biên chế, thiết bị, phương tiện cho lực lượng thanh tra giao thông vận tảivà lực lượng cảnh sát giao thông để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàngiao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo một số cơ sở trường đại học, cao đẳng và trunghọc chuyên nghiệp thực hiện nghiêm quy định về việc điều chỉnh giờ vào học vàtan học của UBND thành phố Hà Nội góp phần làm giảm ùn tắc giao thôngtrên địa bàn thành phố vào giờ cao điểm. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và cácbộ, ngành sớm hoàn thành quy hoạch ngành, làm cơ sở cho việc di chuyển các cơ sởđào tạo, y tế theo quy hoạch.
Với những giải pháp quyết liệt từ tuyên truyền, kiểm tra xử lý vi phạm đến đầutư hạ tầng, tổ chức giao thông, giải tỏa hành lang giao thông… được thực hiệntrên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua, đã góp phần nâng cao ý thức chấp hànhLuật Giao thông của người tham gia giao thông, tạo sự đồng thuận của nhân dân.
Tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có những chuyển biến; tìnhtrạng ùn tắc và thời gian ùn tắc nghiêm trọng tại một số nút giao, một số tuyếnđường đã được giảm thiểu. Giảm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, từ 124 điểm thường xuyên ùn tắc giaothông xuống còn 74 điểm, giảm 40% số vụ ùn tắc giao thông kéo dài...
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng,công tác đảm bảo an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách không chỉriêng đối với Thủ đô mà còn với cả nước trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đòihỏi phải tập trung nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của toàn xã hộiđể tạo sự chuyển biến căn bản về vấn đề an toàn giao thông, đặc biệt đối với Thủđô Hà Nội.
Để giải quyết một cách căn bản, lâu dài phải có công tác quy hoạch tốt, quyhoạch cho hiện tại và cho tương lai, trong đó quy hoạch giao thông phải đi trướcmột bước, đón đầu, mở đường cho kinh tế phát triển. Thứ nữa là phải đầu tư cơ sởhạ tầng đồng bộ đảm bảo “đường đủ cho xe chạy;" đồng thời phải kiên trì tuyêntruyền các quy định của pháp luật về giao thông; nâng cao nhận thức, ý thức chấphành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp đối với các lực lượng thực thi công vụ,nhất là ở cấp cơ sở.
Nguồn Vietnamplus