Thứ Bảy | 22/03/2014 11:50

Bỏ trần lãi suất huy động là hợp lý

Thực tế đã cho thấy dù có trần lãi suất vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
Do lãi suất đang có chiều hướng giảm, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã nói đến khả năng bỏ trần lãi suất huy động trong thời gian tới. Tuy nhiên, chủ trương này đã bị một số người phản bác. TBKTSG xin giới thiệu ý kiến dưới đây ở góc nhìn ngược lại và mong nhận được các ý kiến phản hồi.

Theo những người phản bác chuyện bỏ trần lãi suất huy động, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết dứt điểm, các ngân hàng yếu kém (chủ yếu là ngân hàng nhỏ) vẫn còn tồn tại, chưa được mua bán sáp nhập, thị trường chưa lập lại cân bằng. Trong bối cảnh đó, nếu những ngân hàng nhỏ, yếu kém này huy động vốn bằng cách nâng lãi suất đầu vào cao hơn mặt bằng sẽ dễ làm tái diễn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách hàng gửi tiền, thị trường xáo trộn như trước đây.

Nhưng thực tế đã cho thấy dù có trần lãi suất vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Vụ Huyền Như với bầu Kiên liên quan đến các khoản tiền gửi hưởng lãi suất cao là một ví dụ điển hình cho cơn sóng ngầm ngay bên dưới trần lãi suất huy động...

Thứ hai, nếu đã thừa nhận việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chưa xong là (một trong những) nguyên nhân khiến cho các ngân hàng yếu phải nâng lãi suất thì cũng có nghĩa là đã thừa nhận rằng việc chênh lệch lãi suất là điều hiển nhiên.

Thứ ba, ngân hàng nhỏ (đặc biệt là kèm thêm “yếu kém”) thường “thấp cổ bé họng” hơn những ngân hàng lớn trên nhiều mặt. Để cạnh tranh, đương nhiên là họ phải chào lãi suất tiền gửi cao hơn các ngân hàng lớn - một nguyên tắc cơ bản trong kinh tế thị trường.

Xem toàn bài trên TBKTSG

Nguồn Thời báo kinh tế Sài Gòn


Sự kiện