Ảnh: VTV.vn
Bộ Công Thương sẽ xây dựng tiêu chí dán nhãn Made in Vietnam
Bộ Công Thương cho biết, tại Việt Nam, việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa được thực hiện theo nghị định 43/2017 của Chính phủ. Nghị định này tập trung vào 2 nội dung. Thứ nhất là trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện xuất xứ. Hai là, các tổ chức, cá nhân gắn nhãn hàng hóa tự chịu trách nhiệm về ghi nước xuất xứ, dựa trên sự hiểu biết tốt nhất của họ, miễn là trung thực.
Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể nào về việc xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc nào, quy tắc nào. Do đó, để giúp các doanh nghiệp có cơ sở xác định gắn mác “Made in Vietnam” lên sản phẩm, mới đây, Bộ Công Thương cho biết đang xây dựng dự thảo, chuẩn bị lấy ý kiến người dân về một bộ quy định thế nào được coi là "Sản xuất tại Việt Nam" để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước.
Theo đó, tinh thần chung của thông tư này là hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ như quy định tại Nghị định 31 cộng thêm một số điều kiện nữa thì được gắn mác “Made in Vietnam”. Bởi Nghị định 31 mới chỉ xác định xuất xứ hàng hóa để cấp các C/O theo các hiệp định thương mại nhưng chưa có ràng buộc quy định đó với việc gắn mác “Made in Vietnam”.
Trao đổi với báo chí, thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, việc này cần tính toán kỹ lưỡng. "Bộ Công Thương sẽ làm hết sức thận trọng, lắng nghe ý kiến mọi tầng lớp nhân dân, đánh giá tác động nhiều chiều và sẽ chỉ trình cấp trên khi biện pháp này nhận được sự đồng tình cao của xã hội", ông Khánh cho hay.
Theo Bộ công thương, việc Khi có quy định rõ ràng, doanh nghiệp có cơ sở gắn mác “Made in Vietnam” lên sản phẩm. Còn cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở xác định doanh nghiệp có vi phạm quy định gắn mác hay không.
Liên quan đến các vụ việc nhập nhèm xuất xứ hàng hóa như Khaisilk và gần đây nhất là Asanzo, Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết vụ việc của Asaanzo vẫn đang trong quá trình điều tra nên không có bình luận nào thêm. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ đối với các Doanh nghiệp dùng sản phẩm Trung Quốc đội lốt hàng Việt, thương hiệu Việt.
Đối với những trường hợp điển hình, có thể xử lý hình sự. Nếu một doanh nghiệp nhập khẩu toàn bộ thành phẩm, về Việt Nam gỡ bỏ nhãn mác gốc để gắn mác Việt Nam rồi bán ra thị trường thì không thể chống chế gọi đó là hàng Việt. Doanh nghiệp có thể nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu nhưng phải sản xuất trong nước, ít nhất là công đoạn lắp ráp trong nước mới gọi là "Made in Vietnam".
► Asanzo cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng?
kế, công nghệ, nguyên liệu đều của nước ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp phải rõ ràng, sòng phẳng với người tiêu dùng chứ không được lấp liếm, chống chế gây mất niềm tin vào hàng Việt. Hàng Việt muốn đứng vững được trên thị trường thế giới trước hết phải đứng được trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam, ông Lịch khẳng định.