Nguồn ảnh: baodantri

 
Thứ Tư | 25/03/2020 15:57

Bộ Công Thương nói gì về đề xuất tạm dừng rồi lại xin xuất khẩu gạo?

Bộ Công Thương đưa ra phương án tạm lùi, giãn tiến độ xuất khẩu vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong nước...

Ngay sau khi Tổng Cục Hải quan thực hiện việc tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã có công văn khẩn kiến nghị tạm dừng thực hiện việc làm này. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương đã “tiền hậu bất nhất” khi trước đó chính Bộ này đã kiến nghị Chính phủ cho tạm giãn thời gian xuất khẩu gạo sang tháng 5.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định, các phương án Bộ Công Thương đề xuất là bởi lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng cao trong 2 tháng đầu năm - tăng tới 32% so với cùng kỳ. Vì vậy, nếu tiếp tục tăng xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung gạo trong nước. Bộ Công Thương đưa ra phương án tạm lùi, giãn tiến độ xuất khẩu vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong nước chứ không phải kiến nghị cho dừng ngay hay tiếp tục xuất khẩu gạo như một số thông tin đã nêu.

Trả lời phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc cho biết: Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, riêng xuất khẩu gạo trong 2 tháng đầu năm nay đạt khoảng 930 nghìn tần, tăng 32% so với cùng kỳ. Từ đó dẫn đến biến động giá cả trong nước, giá cả trên thị trường thế giới cũng tăng lên bà giá cả ở thị trường trong nước tùy theo chủng loại gạo thì cũng đã tăng từ 20-25%.

“Chúng tôi đưa ra khuyến nghị không phải là nên tiếp tục xuất khẩu mà chúng tôi đưa ra khuyến nghị là có thể có độ vênh sau khi Thủ tướng có kết luận tạm giãn tiến độ giao gạo xuất khẩu cho đến cuối tháng 5… thì 1 số doanh nghiệp và 1 số tỉnh cho rằng có thể số liệu của Bộ Công Thương có thể vênh, vì thực tế số lượng gạo trong dân và các kho ở các tỉnh có thể nhiều hơn số liệu mà Bộ Công Thương có cộng thêm tiến độ xuất khẩu trong tháng 3 này…", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, Bộ Công Thương đưa ra phương án tạm lùi, giãn tiến độ xuất khẩu vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong nước chứ không phải kiến nghị cho dừng ngay hay tiếp tục xuất khẩu gạo như một số thông tin đã nêu.

Có thể bạn quan tâm:

Đại dịch COVID-19: Những quyết sách chưa có tiền lệ của Việt Nam

Nguồn VOV