Bloomberg

 
Mạnh Đức Thứ Ba | 28/11/2017 15:09

Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam chuyển mình kinh ngạc

Thị trường chứng khoán Việt Nam từng gây ra sự bức bối cho nhà đầu tư, một nền kinh tế mạnh nhưng khả năng đầu tư thấp.

Cách đây 4 năm, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chỉ có giá trị giao dịch khoảng 50 triệu USD/ngày, trong khi con số của Phillipines là gấp 5 lần. Năm nay, Việt Nam sẽ vượt qua Philippines.

Bloomberg: Chung khoan Viet Nam chuyen minh kinh ngac
Giá trị giao dịch chứng khoán hàng ngày tại Việt Nam, triệu USD, (màu đen) và Phillipines (màu xanh). Ảnh: Bloomberg

Đó là một sự chuyển đổi đáng chú ý cho một "thị trường từng gây ra sự bức bối cho nhà đầu tư, một nền kinh tế mạnh nhưng khả năng đầu tư thấp", như Dan Fineman và các nhà phân tích khác của Credit Suisse đã tóm tắt như vậy. Vì vậy, điều gì giải thích cho tâm lý phấn khích trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?

Có 3 thứ làm nền sự chuyển mình đáng kinh ngạc này. Thứ nhất, nền kinh tế đã được cải thiện rõ rệt. Hệ thống ngân hàng, vốn có nợ xấu cao nhất ở Đông Nam Á vào năm 2012, đã được cải thiện rất nhiều và đang tăng trưởng nhanh trở lại. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 1,4%, từ 5% vào giữa năm 2013. Dư nợ cho vay của ngân hàng này đã tăng từ 5 tỷ USD lên 12 tỷ USD.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam nghiêm túc thực hiện cổ phần hóa. Đầu tháng này, SCIC đã tiến hành bán 3,33% cổ phần của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSe: VNM) cho một đơn vị của Tập đoàn Jardine Matheson Holdings Ltd. Tập đoàn niêm yết tại Singapore đã tăng sở hữu tại VNM lên 10% do công ty này nổi tiếng và muốn mua thêm. Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Bia Sài Gòn Sài Gòn, hay Sabeco, cũng nằm trong kế hoạch thoái vốn, khi Chính phủ Việt Nam tổ chức một chương trình roadshow tại Singapore vào tuần trước, nhằm bán lượng cổ phần họ đang nắm giữ tại Công ty.

Bloomberg: Chung khoan Viet Nam chuyen minh kinh ngac
Diễn biến VN-Index trong năm qua. Ảnh: Bloomberg

Cuối cùng, Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử và smartphone ở châu Á. Mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam giờ còn là dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê hoặc hạt điều, mà là các thành phần của smartphone, với giá trị xuất khẩu tăng 29% trong năm nay lên 36,5 tỷ USD. Một trong những lựa chọn hàng đầu trong danh mục đầu tư của Credit Suisse là Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC), có các khách hàng là LG Electronics, Canon và Foxconn Technology.

Kinh tế toàn cầu tăng trưởng có thể nâng bước nhiều nước châu Á và các thị trường như Singapore, Thái Lan, Indonesia và Philippines và có thể mang đến cho các nhà đầu tư những cơ hội lớn hơn. Chưa hết, số tiền thu được từ các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu trong năm nay lên đến 3,3 tỷ USD - bao gồm cả nhà khai thác trung tâm thương mại Vincom Retail, có cổ phiếu tăng 26 phần trăm trong vòng chưa đầy một tháng – giúp Việt Nam trở thành trở thành thị trường IPO thứ ba ở Đông Nam Á sau Singapore và Malaysia.

Một đợt IPO trị giá 300 triệu USD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM có thể hoàn tất trước cuối năm nay.

Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng gần 12% lên đến 16 tỷ USD, bằng khoảng 8% GDP của Việt Nam (203 tỷ USD). Việt Nam đang tự gia tăng khả năng sản xuất những thứ tinh vi hơn.

Điều tương tự đang diễn ra trên thị trường tài chính. Các nhà phân tích của Credit Suisse ước tính rằng hiện có 12 cổ phiếu với giá trị giao dịch 3 triệu USD/ngày trong khi vẫn còn room cho khối ngoại. Vào năm 2015, chỉ có 1-2 cổ phiếu như thế.