Reuters
Bloomberg: Các quốc gia châu Á tăng hạng trong chỉ số sáng tạo thế giới
Các quốc gia châu Á tăng hạng vượt bật trong chỉ số sáng tạo
Chỉ số này được đánh giá dựa trên 7 tiêu chí chính bao gồm nghiên cứu và phát triển, chi tiêu cho các doanh nghiệp nhà nước công nghệ cao.
Theo Bloomberg, các quốc gia châu Á ghi dấu ấn trong bảng xếp hạng năm nay với Hàn Quốc là quốc gia giữ vị trí sáng tạo nhất thế giới trong 5 năm liên tiếp, Nhật Bản và Singapore đều tăng thứ hạng lên mức cao trong top 10.
Nước Mỹ đã lần đầu tiên rớt khỏi top 10 của xếp hạng sáng tạo Bloomberg Innovation Index kể từ khi xếp hạng này bắt đầu được hãng tin Bloomberg thực hiện cách đây 6 năm. Trong khi đó, Hàn Quốc và Thụy Điển tiếp tục giữ vững hai vị trí đầu bảng.
Đây là xếp hạng đánh giá năng lực sáng tạo của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên 7 tiêu chí, bao gồm chi nghiên cứu và phát triển (R&D) và mức độ tập trung của các công ty công nghệ cao.
Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 11 của xếp hạng do bị tụt 8 bậc trong đánh giá về hiệu quả giáo dục bậc cao - thể hiện quả tỷ trọng của nguồn nhân lực mới tốt nghiệp có bằng về khoa học và kỹ thuật trong lực lượng lao động. Ngoài ra, Mỹ cũng tụt bậc về sản xuất giá trị gia tăng. Sự cải thiện năng suất lao động không đủ để bù đắp điểm số cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trái với sự đi xuống của Mỹ, Singapore đã vượt qua một loạt nền kinh tế châu Âu gồm Đức, Thụy Sỹ và Phần Lan để chiếm vị trí thứ 3 của xếp hạng. Kết quả này có được Singapore giành được thứ hạng cao nhất ở tiêu chí hiệu quả giáo dục bậc cao.
"Singapore luôn chú trọng vấn đề giáo dục, nhất là về các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Singapore cũng cam kết mạnh mẽ với việc rót vốn vào R&D", giáo sư Yeo Kiat Seng thuộc Đại học Kỹ thuật và Thiết kế Singapore, nhận định.
Năm nay là năm thứ 5 liên tiếp Hàn Quốc dẫn đầu xếp hạng sáng tạo Bloomberg Innovation Index. Từ năm 2000 đến nay, hãng điện tử Samsung Electronics, công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất Hàn Quốc, nhận được nhiều bằng sáng chế ở Mỹ ở bất kỳ công ty nào ngoại trừ IBM.
Trung Quốc tiến hai bậc trong xếp hạng, lên vị trí thứ 19, nhờ số kỹ sư mới ra trường tăng mạnh và số bằng sáng chế mà các công ty nước này như Huawei nhận được ngày càng tăng.
"Một đặc điểm chung của Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc là con người ở những nước này chấp nhận thất bại như một phần tất yếu của quá trình. Ở những quốc gia mà văn hóa nhấn mạnh việc tránh rủi ro, sự sáng tạo luôn diễn ra chậm chạp, chẳng hạn như Thái Lan", ông Prinn Panitchpakdi, Giám đốc quốc gia của công ty môi giới và đầu tư CLSA Thailand, nhận xét.
Năm nay, Thái Lan tụt một bậc so với năm ngoái, xuống vị trí 45 trong xếp hạng sáng tạo của Bloomberg.
Nhật Bản, một trong 3 quốc gia châu Á trong top 10, tăng một bậc lên vị trí số 6. Pháp tăng từ vị trí thứ 9 từ vị trí 11 của năm ngoái, gia nhập cùng 5 nước châu Âu khác gồm Đan Mạch có mặt trong top 10.
Israel là nước cuối cùng trong top 10, và là nước duy nhất đứng trên Hàn Quốc ở hạng mục đầu tư cho R&D.
Bloomberg cho biết, quy trình xếp hạng của Bloomberg Innovation Index 2018 bắt đầu với hơn 200 nền kinh tế. Trong đó, mỗi nền kinh tế được cho điểm từ 0-100 theo 7 tiêu chí. Những nước và vùng lãnh thổ không có dữ liệu đối với ít nhất 6 tiêu chí sẽ bị loại. Bởi vậy, số nền kinh tế còn lại trong xếp hạng chỉ còn 80.
Việt Nam đang ở đâu trong bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo toàn cầu
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam cần có nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực để đạt mục tiêu ngang bằng 4 nước nằm ở top trên của ASEAN.
Trong 3 năm gần đây, điểm số và thứ hạng về đổi mới sáng tạo của Việt Nam lúc tăng lúc giảm. Theo đó, Việt Nam được đánh giá là mạnh ở các chỉ số thuộc nhóm đầu ra của đổi mới sáng tạo bao gồm: "sản phẩm của tri thức và công nghệ" và "sản phẩm sáng tạo". Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là còn yếu ở nhóm chỉ số về "môi trường kinh doanh", "xếp hạng các đại học", "việc làm đòi hỏi tri thức", "tỷ lệ lao động nữ có trình độ"...
Để cải thiện chỉ số này, Chính phủ đã ra Nghị quyết thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng năm 2020, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phân công đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện cải thiện chỉ số do Chính phủ phân công.
Nguồn Bloomberg