Thứ Sáu | 11/07/2014 22:40

Bình Định dừng xuất khẩu dăm gỗ từ năm 2015

Do thị trường Trung Quốc gặp khó khăn, Bình Định quyết định từ năm 2015 sẽ chuyển sang chế biến sâu mặt hàng dăm gỗ, thay vì xuất thô như hiện nay.

Trao đổi với VnExpress.net chiều 11/5, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chobiết Hội đồng nhân dân tỉnh vừa thông qua quyết định dừng xuất khẩu dăm gỗ thô từ năm 2015.

Theo ông Lộc, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ xuất khẩu trong tỉnh thường xuyênbị phía Trung Quốc ép giá, quá lệ thuộc vào thị trường nước này gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạchxuất khẩu và đời sống bà con nông dân.

Từ nay đến năm 2020, Bình Định dự kiến quy hoạchxây dựngcác mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để tăng giá trị nông nghiệp, phối hợp với Tập đoànDệt may Việt Nam (Vinatex) triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu, sản xuất sợi, dệt, may mặc theochu trình khép kín để phát triển kinh tế bền vững.

11-7-Anh-1-Tau-go-dam.jpg

Từ năm 2015, Bình Định sẽ ngừng xuất khẩu dăm gỗ để tận dụng nguyên liệu làm sợivải, ván ép, gỗ ép.Ảnh:Trí Tín.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Phương, Giám đốc Sở Công thương Bình Định xác nhận,hiện nay, thị trường xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn do giá cả quá thấp(chỉ 125 USD mỗi tấn) và sức mua chậm.

Hiện toàn tỉnh có đến 20 nhà máy sản xuất dăm gỗ, 6 tháng đầu năm sản xuất hơn530.000 tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lâm sản này đạt thấp hơn nhiều so với năm trước.Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 319 triệu USD, chỉ đạt 47% so với kế hoạch năm.

Ông Phương cho hay,định hướng của tỉnh là không sản xuất dăm gỗ nữamà chuyển dần sang chế biến sâu như sợi phục vụ ngành dệt may, chế biến bột giấy để sản xuất vánép, gỗ ép tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hiện Vinatex đã khảo sát tại huyện Hoài Nhơn để chọn địa điểm xây dựng Tổhợp dệt may xuất khẩu, chọn cụm công nghiệp Cầu Nước Xanh, huyện Tây Sơn để xây nhà máy xay bạchđàn, keo lai thành bột để làm sợi. Từ nay đến 2015, Tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất dămgỗ liên kết làm nhà máy sản xuất ván ép, sợi.

Vinatex đã đề xuất tỉnh Bình Định khả năng đầu tư khoảng 120 triệu USD làm khucông nghiệp khép kín quy trình từ nguyên liệu đến công nghệ dệt, đến sản xuất đồ dùng may mặc, đếnxuất khẩu hàng hóa và cung ứng đến các hệ thống siêu thị trong và ngoài nước. Vùng nguyên liệukhoảng 100.000 ha đáp ứng nhu cầu sản xuất 30.000 tấn sợi mỗi năm. Doanh nghiệp cũng đang xemxét đầu tư một nhà máy dệt nhuộm với công suất 60 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 100 triệu USD mỗinăm.