BIDV sẽ tiếp tục tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém
Trước đó, trong năm 2012, BIDV cũng tham gia hỗ trợ quá trình hợp nhất của 3 TCTD yếu kém là SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa.
Bên cạnh đó, để xử lý nợ xấu, BIDV sẽ rà soát lại các khoản nợ xấu, đánh giá lại tài sản đảm bảo, phối hợp với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC), công ty quản lý tài sản Việt Nam (khi đơn vị này đi vào hoạt động chính thức). Ngân hàng này cũng đặt mục tiêu trích lập đúng, đủ dự phòng rủi ro đảm bảo xử lý nợ xấu.
Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển nhượng, mua bán, sáp nhập để tạo nguồn trả nợ ngân hàng. Xem xét tài trợ vốn cho các doanh nghiệp/đối tác có năng lực mua lại các dự án/tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp khó khăn để thu hồi nợ vay.
Về điều hành tăng trưởng tín dụng, năm 2013 BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 12%, tương ứng với dư nợ tín dụng tăng thêm từ 40.000 tỷ - 45.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng sẽ xem xét hạ mặt bằng lãi suất phù hợp với mức giảm của lạm phát.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDVsẽ ưu tiên cho vay với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Dành 30.000 tỷ đồng (trong đó gồm 20.000 tỷ đồng cấp tín dụng, 5.000 tỷ đồng đầu tư trái phiếu và 5.000 tỷ đồng dự phòng) để mở rộng quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Cần Thơ giai đoạn 2013-2016.
Với bất động sản, trong giai đoạn 2013-2015, BIDV dự kiến sẽ dành khoảng 30.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp. BIDV cũng sẽ tăng cường tham gia thị trường vàng.
Nguồn Khampha