Thứ Sáu | 26/06/2015 16:21

Bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9: 11 luật mới được thông qua

Diễn ra từ ngày 20/5 - 26/6, kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội khóa XIII đã sửa đổi, thông qua 11 dự án luật quan trọng.

Diễn ra từ ngày 20/5 - 26/6, kì họp lần thứ 9 của Quốc hội khóa XIII đã sửa đổi, thông qua 11 dự án luật quan trọng như luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND, luật tổ chức chính phủ, luật Ngân sách nhà nước, luật kiểm toán nhà nước.

 Luật mới được thông qua

Ngày thông qua

Ngày hiệu lực thi hành

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

25/06/2015

01/09/2015

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

19/06/2015

01/01/2016

Luật Tổ chức chính quyền địa phương

19/06/2015

01/01/2016

Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi)

09/06/2015

01/01/2016

Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)

19/06/2015

01/01/2016

Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi)

25/06/2015

năm ngân sách 2017

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

22/06/2015

01/07/2016

Luật An toàn, vệ sinh lao động

25/06/2015

01/07/2016

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

25/06/2015

01/07/2016

Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi)

24/06/2015

01/01/2016

Luật Thú y

19/06/2015

01/07/2016

Nghị quyết về thực hiện chính sách BHXH một lần

22/06/2015

01/01/2016

Trong đó có một số luật quan trọng được các doanh nghiệp đang quan tâm:

Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) vào sáng 25/6. Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) có 7 chương, 77 điều, quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của  các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước.
Luật Ngân sách Nhà nước khắc phục những tồn tại của Luật NSNN hiện hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN, tạo động lực phát triển các nguồn lực, phân bổ ngân sách tập trung, hợp lý, đảm bảo công bằng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước; ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia, tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Đảm bảo quyền quyết định những vấn đề trọng yếu nhất về NSNN của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ; tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ ngành trung ương, HĐND, UBND các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách trong lĩnh vực NSNN. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được NSNN cấp kinh phí.

Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước (sửa đổi) vào ngày 24/6. Luật có 9 chương, 73 điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên Nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán Nhà nước.

Luật áp dụng đối với kiểm toán nhà nước; cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.

Việc hoàn thiện luật kế toán Nhà nước tạo cơ sở pháp lý bền vững cho tổ chức và hoạt động KTNN; đảm bảo thiết chế KTNN có đủ năng lực phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Nguồn cổng thông tin điện tử