Thật khó viết về chân dung một con người vốn từng làm tốn nhiều giấy mực của các phương tiện truyền thông như ông Nguyễn Đức Kiên (thường được nhắc đến bằng cái tên "bầu Kiên") trong một vài trang báo. Tội trạng của ông đến đâu, đúng sai thế nào là việc điều tra, xét xử của các cơ quan luật pháp. Trong bài viết dưới đây, tác giả chỉ ghi chép lại những thông tin nhặt nhạnh được về ông trực tiếp và gián tiếp trong quá trình tác nghiệp của một nhà báo chuyên theo mảng tài chính - ngân hàng, để bạn đọc tham khảo. Bầu Kiên nói gì trước giờ bị bắt? Hoàn toàn tình cờ, cuộc phỏng vấn của phóng viên TBKTSG với bầu Kiên kéo dài khoảng mộttiếng rưỡi đồng hồ, kết thúc lúc gần 17 giờ 30 chiều tại cà phê tầng trệt của khách sạn Hilton (HàNội) ngày 20-8-2012, diễn ra ngay trước thời điểm ông bị bắt tạm giam. Trước đó vài tiếng ông gặpgỡ một số phóng viên thể thao vì hình như hôm ấy có một số trận bóng đá gay cấn. Cuộc nóichuyện liên tục bị cắt ngang bởi tiếng chuông từ hai chiếc điện thoại di động. Ông không nghe hai,ba cuộc, rồi cằn nhằn: "Sao hôm nay nhiều điện thoại thế nhỉ?". Có một cuộc ông trả lời ngắn gọn,đại khái về khoản tiền thưởng cho một đội bóng nào đó. Ông nói tiền thưởng vẫn như năm ngoái, 500triệu đồng và cúp máy. Ba câu trả lời của ông khiến người nghe chú ý. Thứ nhất, ông đề xuất giảm lãi suất vì doanhnghiệp quá khó khăn. Tiếp theo, chấn chỉnh thị trường liên ngân hàng. Những khoản nợ đọng trên thịtrường này thời điểm ấy khá lớn và ACB đang có dư nợ cho vay hơn 1.000 tỉ đồng cho một tổ chức tíndụng đã quá hạn chưa đòi được. (Mãi gần đây khoản nợ liên ngân hàng này của ACB mới được giảiquyết bao gồm gốc và lãi thu được 9%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thỏa thuận cho vay ban đầu- NV). Điều thứ ba được ông nhấn mạnh là cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng rủi rotối đa. Dường như có điều gì hơi bất thường trong sự nhấn mạnh vì rõ ràng cơ quan quản lý không hềgiới hạn mức trích lập dự phòng, thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng tăng tríchlập để xử lý nợ xấu. |