Bầu Kiên và các ngân hàng
Theo kế hoạch, ngày 17-4 tới đây Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽxét xử ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên thành viên sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu cùng các đồngphạm.
Nhớ lúc ông bầu Kiên bị bắt vào ngày 20-8-2012, đồng loạt nhiều ngân hàng lên tiếng phủ nhận vaitrò chi phối của ông tại đơn vị mình. Tuy vậy, thị trường lại có tiếng nói riêng khi các chỉ sốchứng khoán sụt giảm mạnh, nhiều ngân hàng đã mất hàng chục ngàn tỉ đồng tài sản khi bầu Kiên vướngvòng lao lý. Bài viết này hy vọng cung cấp cho người đọc thêm một số thông tin về chân dung một ôngtrùm tài chính, về cách nhân vật này thao túng thị trường ngân hàng, khi vụ án sắp được đưa ra xétxử.
Hiện thân của sở hữu chéo
Ông Nguyễn Đức Kiên đã thành lập sáu công ty (viết tắt là B&B, AFG, ACBI, ACI, ACI-HN vàThiên Nam) góp vốn lẫn nhau với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 5.811 tỉ đồng, có nhiều ngành nghềkinh doanh khác nhau, nhưng hoạt động chủ yếu là đầu tư góp vốn và kinh doanh vàng. Với chức vụ Phóchủ tịch Hội đồng sáng lập của ACB nhưng giữ vai trò chi phối (như lời khai của nguyên Tổng giámđốc ACB Lý Xuân Hải đã được báo chí nhiều lần đăng tải), ông Kiên đã rút tiền từ ACB thông qua cáccông ty này và từ đó, nắm quyền chi phối nhiều ngân hàng và doanh nghiệp khác.
Phương thức rút vốn chủ yếu của ông Kiên là thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. ACB sẽlà người mua trái phiếu của các doanh nghiệp do ông Kiên làm chủ (tháng 11-2010: B&B: 1.000 tỉđồng, ACBI: 800 tỉ đồng, ACI: 650 tỉ đồng...). Bên cạnh đó, tháng 3-2008, MHB cũng đã mua 500 tỉđồng trái phiếu từ một công ty khác của ông Kiên là ACI; hay Ngân hàng Phương Nam mua 400 tỉ đồngtrái phiếu của AFG cùng thời gian này...
Với số tiền có được, cùng với vốn góp ban đầu, ông Kiên đã dùng nó để mua cổ phiếu và chi phối ởhàng loạt doanh nghiệp và ở nhiều ngân hàng, trong đó có thể kể như VietBank, KienLong Bank,DaiABank, Eximbank, Techcombank... Sau khi đã có ảnh hưởng ở nhiều ngân hàng, vòng xoáy rút tiềncủa ông Kiên được nhân lên khi các công ty của ông Kiên có thể vay vốn tại các ngân hàng này chứkhông chỉ có ở ACB.
Các ngân hàng này có thể sử dụng tiền huy động từ dân cư và tổ chức để cho các công ty của ôngKiên vay, cũng có thể ACB là người rót vốn qua thị trường liên ngân hàng cho những ngân hàng "con"này, để các ngân hàng này thực hiện nhiệm vụ "được phân công".
Trường hợp bầu Kiên là minh họa sống động cho mặt trái của tình hình sở hữu chéo của hệ thống ngânhàng Việt Nam. Từ một ngân hàng ban đầu, dùng tiền của ngân hàng này để chi phối nhiều ngân hàng vàdoanh nghiệp (trường hợp bầu Kiên là mua cổ phiếu của khoảng 15 công ty khác) bằng nhiều cách,trong đó chủ yếu là thông qua việc đứng tên của các cá nhân, tổ chức khác (vì lẽ đó mà các ngânhàng "tự tin" khẳng định bầu Kiên không liên quan đến đơn vị mình). Vốn chạy lòng vòng trong hệthống, và đổ vào các công ty sân sau của các ông chủ. Mình bầu Kiên đã vậy, thử nghĩ hệ thống ngânhàng có nhiều bầu Kiên thì sao?Thua lỗ vì kinh doanh vàng
Với nguồn tài chính quá lớn như đã phân tích ở trên, bầu Kiên bước vào lĩnh vực kinh doanh vàngtừ tháng 11-2009, gồm cả kinh doanh vàng trạng thái ở nước ngoài và kinh doanh vàng trongnước.
Tính đến tháng 7-2010, tức thời điểm phải đóng trạng thái vàng trên tài khoản ở nước ngoài theoyêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bầu Kiên giao dịch thông qua Công ty Thiên Nam tổng cộng(theo cáo trạng) 462.500 ounce, trị giá 512.915.325 đô la Mỹ (tương đương 9.796 tỉ đồng) và thua lỗtổng cộng 413,67 tỉ đồng. Số tiền này ACB cho Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015.
Bên cạnh đó, kinh doanh vàng trong nước của ông Kiên cũng góp thêm khoản lỗ 19,66 tỉ đồng, nângtổng mức lỗ trong kinh doanh vàng của ông lên 433,33 tỉ đồng. Tuy nhiên, ở một công ty khác làB&B, thông qua ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cho ACB, B&Bđã thu được hơn 100 tỉ đồng tiền lãi. Nếu chỉ có kinh doanh vàng ở hai công ty này như cáo trạng đềcập, bầu Kiên lỗ tổng cộng khoảng 333 tỉ đồng.
Xem bài viết đầy đủ trên TBKTSG
Nguồn TBKTSG