Nông trường của HAGL Agrico

 
Minh Anh Thứ Bảy | 13/10/2018 10:13

Bầu Đức hủy niêm trên Sở Giao dịch chứng khoán London

HAGL Agrico của bầu Đức quyết tâm đổ tiền để tăng diện tích trồng chuối và giảm diện tích trồng ớt.

Đầu tư cho chuối

HAGL (CTCP Hoàng Anh Gia Lai) vừa thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc hủy niêm yết chứng chỉ lưu ký toàn cầu đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán London vào ngày 9.11.2018.

 Lý do được HAGL đưa ra là không còn nhu cầu giao dịch do số lượng chứng chỉ lưu ký quá nhỏ và đã được mua lại.

Trước đó vào ngày 23.3.2011, HAGL(HAG) niêm yết và giao dịch 23.324.375 chứng chỉ lưu ký toàn cầu tại Sở giao dịch chứng khoán London. Số chứng chỉ này được phát hành dựa trên 16.216.250 cổ phiếu phổ mà HAGL đã phát hành riêng lẻ cho Deutsche Bank Trust Company Americas vào ngày 17.12.2010.

Trong khi đó, HAGL Agrico (CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai) cũng vừa thông qua việc sử dụng diện tích trồng mới cây chuối và ớt.

Cụ thể, tổng diện tích trồng hai loại cây này giảm từ 5.907 ha còn 5.885 ha. Trong đó, diện tích trồng chuối tăng từ 5.007 ha lên 5.275 ha, còn diện tích trồng ớt giảm từ 900 ha còn 610 ha.

Suất đầu tư dự kiến cho chuối là 195 triệu đồng/ha trong khi suất đầu tư cho ớt là 178,5 triệu đồng/ha. Tổng giá trị đầu tư dự kiến cho việc trồng chuối và ớt là 1.137 tỉ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngày 11.10, hai cổ phiếu HAG và HNG đều giảm sàn xuống mức giá lần lượt 5,210 đồng/cổ phiếu và 14,900 đồng/cổ phiếu.

Bau Duc huy niem tren So Giao dich chung khoan London
 

Tiền lệ trên sàn Singapore

Trước đó, năm 2012, HAG công bố thông tin về việc hủy niêm yết 90 triệu USD trái phiếu quốc tế trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX), sau một năm niêm yết. Đây là số trái phiếu HAG phát hành từ giữa tháng 5.2011, có kỳ hạn 5 năm (2011-2016), lãi suất 9,875%/năm, niêm yết trên SGX cùng thời điểm và là trái phiếu do duy nhất tổ chức tài chính Credit Suisse đứng ra bảo lãnh. Thời gian chính thức rời sàn là ngày 15.8.2012.

Việc rời bỏ “ao ngoại” thời điểm 2012 được HAG lý giải là do số lượng trái chủ nắm giữ trái phiếu quốc tế của HAG không nhiều và có ít giao dịch được thực hiện. Theo tính toán của HAG, việc hủy niêm yết trái phiếu quốc tế ở SGX sẽ giúp HAG tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Là tập đoàn lớn kinh doanh trên nhiều lĩnh vực... nhưng 10 năm trở lại đây, HAGL nợ 'khủng'. Vì vậy, công ty ô tô Trường Hải (THACO) do ông Trần Bá Dương làm Chủ tịch đã đầu tư số vốn lên tới 1 tỉ USD vào HAGL.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Người lao động, ông Đoàn Nguyên Đức, cho biết “HAGL giống như con tàu lớn đang chìm giữa biển, chỉ có THACO có ưu thế về quản trị và tài chính mới giúp được HAGL”.

Công ty trồng mới cây cao su trên quy mô lớn tại 3 nước Đông Dương, khi bắt đầu triển khai trồng giá mủ cao su 5.000 USD/tấn nhưng khi cao su của HAGL cho mủ thì giá chỉ khoảng 1.300 USD/tấn.

Do càng khai thác càng lỗ, cho nên HAGL đối diện với cuộc khủng hoảng trầm trọng. Chính điều này làm cho HAGL bị mất thanh khoản, không đủ khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn. Giá cổ phiếu giảm sâu, HAGL đã từng đối diện với nguy cơ bị bán giải chấp để trả nợ cho các khoản vay đến hạn

"Mặc dù đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét tái cấu trúc nợ, giảm lãi suất, đồng thời công ty cũng đã nỗ lực cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm nợ, nhưng đến nay tổng dư nợ vay của HAGL vẫn còn khoảng 23.000 tỉ đồng dẫn đến chi phí lãi vay phát sinh hàng năm rất lớn", ông Đoàn Nguyên Đức, CTHĐQT của HAG chia sẻ.

Do đó, việc hợp tác với Thaco thực sự là bước “cứu cánh” cho HAGL thoát khỏi tình trạng nợ nần, lãi vay bào mòn lợi nhuận như gần 10 năm qua.