Thứ Tư | 03/10/2012 13:23
Barclays: Việt Nam có thể nới lỏng tiền tệ vào giữa 2013
Barclays vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP thực năm 2012 của Việt Nam là 4,8% và giảm dự báo năm 2013 xuống còn 5,5%.
Báo cáo quý IV về các thị trường mới nổi mang tên Lướt Sóng (Ride the tide), Barclays đã đưa ra nhiều đánh giá về kinh tế Việt Nam, đặc biệt là rủi ro trong hệ thống ngân hàng.
Dẫn lời Thống Đốc Nguyễn Văn Bình, báo cáo cho biết, đến tháng 6, tỷ lệ nợ xấu ở mức 10% theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, tăng 6% so với cuối năm 2011. Khoảng 84% số nợ xấu này được đảm bảo bởi tài sản có giá trị cao hơn 130%.
Nhiều kịch bản khác nhau được chuyên gia Barclays phân tích để lượng hóa tổn thất của các ngân hàng. Một trong những kết quả cho thấy, nếu nợ xấu là 20% và tài sàn bảo đảm còn lại 50% thì giá trị các khoản vay phải "xử lý rủi ro tín dụng" (write-off) lên tới 14 tỷ USD, tương đương 10% GDP của Việt Nam.
Các ngân hàng đã dự phòng nợ xấu khoảng 3 tỷ USD đến tháng 3/2012. Giả sử số dự phòng này không thay đổi, trong kịch bản nêu ra ở trên, các ngân hàng sẽ phải cần thêm 11 tỷ USD để bù đắp thiếu hụt.
Các khoản nợ xấu sẽ không đến hạn cùng lúc mà được trải ra theo thời gian, trong đó phần lớn tập trung trong 1 - 2 năm tới.
Ngoài ra, theo Barclays, với tốc độ tăng trưởng thấp trong nửa đầu năm 2012 và môi trường đầy thách thức bên ngoài, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có thể sẽ tăng thêm.
Với tình hình nợ xấu cao, Barclays cũng tin rằng quá trình tài cấu trúc ngành ngân hàng có thể cần đến các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một giải pháp được đề cập trong Đề án tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam, trong đó có việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần.
"Các quan ngại về ngành ngân hàng Việt Nam lại trở nên cao trào. Chúng tôi tin rằng chính phủ vẫn cam kết làm sạch ngành ngân hàng, tuy nhiên, trong ngắn hạn, rủi ro từ ngành này vẫn còn cao, chúng tôi dự báo cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, và dự trữ ngoại hối sẽ tiếp tục tăng", báo cáo Barclays nhấn mạnh.
Barclays vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP thực năm 2012 của Việt Nam là 4,8% và giảm dự báo tăng trưởng năm 2013 đi 0,3%, xuống còn 5,5% mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ và cắt giảm lãi suất.
Lạm phát 8 tháng ở mức 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng có thể đạt mức 9% cả năm 2012 và cao hơn (9,4%) vào năm 2013. Barclays cho rằng đỉnh của lạm phát sẽ còn ở phía sau do áp lực từ việc nguồn cung tín dụng tăng cao từ các ngân hàng.
Trong tương lai gần, cho rằng lãi suất cơ bản sẽ không thay đổi và Ngân hàng Nhà nước sẽ đảo chiều nới lỏng vào giữa năm 2013. Điều này sẽ không làm thay đổi “sự ổn định kinh tế vĩ mô” mặc dù một số rủi ro có thể tăng thêm.
Dẫn lời Thống Đốc Nguyễn Văn Bình, báo cáo cho biết, đến tháng 6, tỷ lệ nợ xấu ở mức 10% theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, tăng 6% so với cuối năm 2011. Khoảng 84% số nợ xấu này được đảm bảo bởi tài sản có giá trị cao hơn 130%.
Nhiều kịch bản khác nhau được chuyên gia Barclays phân tích để lượng hóa tổn thất của các ngân hàng. Một trong những kết quả cho thấy, nếu nợ xấu là 20% và tài sàn bảo đảm còn lại 50% thì giá trị các khoản vay phải "xử lý rủi ro tín dụng" (write-off) lên tới 14 tỷ USD, tương đương 10% GDP của Việt Nam.
Các ngân hàng đã dự phòng nợ xấu khoảng 3 tỷ USD đến tháng 3/2012. Giả sử số dự phòng này không thay đổi, trong kịch bản nêu ra ở trên, các ngân hàng sẽ phải cần thêm 11 tỷ USD để bù đắp thiếu hụt.
Các khoản nợ xấu sẽ không đến hạn cùng lúc mà được trải ra theo thời gian, trong đó phần lớn tập trung trong 1 - 2 năm tới.
Ngoài ra, theo Barclays, với tốc độ tăng trưởng thấp trong nửa đầu năm 2012 và môi trường đầy thách thức bên ngoài, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có thể sẽ tăng thêm.
Với tình hình nợ xấu cao, Barclays cũng tin rằng quá trình tài cấu trúc ngành ngân hàng có thể cần đến các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một giải pháp được đề cập trong Đề án tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam, trong đó có việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại cổ phần.
"Các quan ngại về ngành ngân hàng Việt Nam lại trở nên cao trào. Chúng tôi tin rằng chính phủ vẫn cam kết làm sạch ngành ngân hàng, tuy nhiên, trong ngắn hạn, rủi ro từ ngành này vẫn còn cao, chúng tôi dự báo cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, và dự trữ ngoại hối sẽ tiếp tục tăng", báo cáo Barclays nhấn mạnh.
Barclays vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP thực năm 2012 của Việt Nam là 4,8% và giảm dự báo tăng trưởng năm 2013 đi 0,3%, xuống còn 5,5% mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ và cắt giảm lãi suất.
Lạm phát 8 tháng ở mức 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng có thể đạt mức 9% cả năm 2012 và cao hơn (9,4%) vào năm 2013. Barclays cho rằng đỉnh của lạm phát sẽ còn ở phía sau do áp lực từ việc nguồn cung tín dụng tăng cao từ các ngân hàng.
Trong tương lai gần, cho rằng lãi suất cơ bản sẽ không thay đổi và Ngân hàng Nhà nước sẽ đảo chiều nới lỏng vào giữa năm 2013. Điều này sẽ không làm thay đổi “sự ổn định kinh tế vĩ mô” mặc dù một số rủi ro có thể tăng thêm.
Nguồn CafeF