Báo Trung Quốc: Không có chuyện ngừng đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
Giàn khoan biển sâu "khủng" của Trung Quốc - Ảnh: Tân Hoa xã |
Bộ Ngoại giaoViệt Nam vào ngày 4.5 đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoanHD-981, do Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sở hữu, ra vùng biển Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: "Vị trí tọa độ hoạt động của giànkhoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặcquyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Mọi hoạt độngcủa nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp phápvà vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối", theo TTXVN.
Chiều 5.5, trả lời báo chí, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết Bộ đã chỉ đạoTập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) và PVN đã có thư chính thức gửi CNOOC, yêu cầu phải đưa giànkhoan HD-981 bất hợp pháp ra khỏi vùng biển VN.
Nhưng Thời báo Hoàn cầu ngày 6.5 tin rằng chính quyền Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏahiệp với Việt Nam.
Tờ báo này cho rằng giàn khoan HD-981 được đưa đến vị trí nằm gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Namnằm trong "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Trung Quốc lâu nay ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi lý"đường lưỡi bò", nuốt trọn gần hết biển Đông.
Thời báo Hoàn cầu còn cho rằng Trung Quốc nên có thái độ cứng rắn với Việt Nam.
"Hoạt động giàn khoan này không bao giờ ngừng lại như Việt Nam muốn. Nếu ngừng lại, đây sẽ làmột thất bại lớn đối với chiến lược biển Đông của Trung Quốc", Thời báo Hoàn cầu khẳngđịnh.
Các chuyên gia quốc tế nhận định, động thái mới nhất này nằm trong chiến lược cứ tiếp tục lấntới của Trung Quốc, với những chiêu bài khiêu khích để thăm dò động thái của các nước tranh chấp vàqua đó, tiếp tục thể hiện tham vọng thôn tính biển Đông.
Tiến sĩ James Holmes (Trường Chiến tranh Hải quân-Mỹ) nhận định với Thanh Niên Online:"Trung Quốc luôn có tham vọng viết lại luật pháp quốc tế nhằm phục vụ cho những tuyên bố chủ quyềncủa mình. Nếu sức kháng cự, chống đối của các nước nhỏ hơn không đủ mạnh, những luật lệ Bắc Kinh tựđặt ra sẽ vô hình trung dần dà được thừa nhận. Tôi không tin luật pháp quốc tế hiện nay công nhậnnhững tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc; nhưng Bắc Kinh luôn có tham vọng tạo riêng cho mình mộtvùng ngoại lệ".
Điều đáng lưu ý là bài xã luận được Thời báo Hoàn cầu tăng tải lúc 0 giờ 43 phút 01ngày 6.5 (tức 1 giờ 43 phút 01 sáng giờ Việt Nam). Đến 8 giờ 36 sáng ngày 6.5, Thanh NiênOnline vẫn có thể truy cập vào bài xã luận, nhưng sau 9 giờ sáng ngày 6.5, bài xã luận nàykhông thể truy cập được.
Tờ của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 6.5 đăng tải bàixã luận tựađề "Trung Quốc nên có thái độ cứng rắn với Hà Nội" - Ảnh chụp màn hình lúc 8 giờ 37 phút sáng ngày6.5 |
Giàn khoan HD-981được biết với cái tên Haiyang Shiyou-981, gọi theo tiếng Việt là HảiDương-981 (HD-981) hay CNOOC 981, chính thức được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào ngày 9.5.2012,theo Tân Hoa xã. CNOOC 981 bắt đầu tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một khu vực trên biển Đông, cáchHồng Kông 320 km về phía đông nam, ở độ sâu 1.500 m. Trung Quốc đã đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (952 triệu USD) cho CNOOC 981, còn được gọi là "siêu giànkhoan". Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã mất trên 3 năm mới hoàn tất giàn khoan CNOOC 981 -vốn nằm trong tham vọng khai thác dầu khí ở Biển Đông của Bắc Kinh. CNOOC 981 dài 114m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, với diện tích boong của giànkhoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu tối đa 12.000m. "Những giàn khoan biển sâu lớn là vũ khí chiếc lược của chúng tôi trong việc xúc tiến phát triểnngành công nghiệp dầu mỏ xa bờ", chủ tịch CNOOC Wang Yilin cho biết vào năm 2012. Biển Đông ước tính có 23 - 30 tỉ tấn dầu mỏ và 16 nghìn tỉ m3 khí đốt tự nhiên, theoTân Hoa xã. |
Nguồn Thanh niên