Thứ Ba | 27/08/2013 16:08
Báo Pháp dự báo Đà Nẵng sẽ thành "một Singapore"
Báo Pháp Le Monde (Thế giới) số ra ngày 26/8 có bài viết ca ngợi sự phát triển mạnh mẽ và hội nhập quốc tế vững vàng của thành phố Đà Nẵng.
Với tiêu đề "Đà Nẵng, con rồng kinh tế mới của Việt Nam, tác giả Bruno Philip mở đầu bài báo bằng việc mô tả kiến trúc độc đáo của cầu Rồng, biểu tượng mới của Đà Nẵng: "Con rồng vàng uốn mình trên cầu Đà Nẵng. Vào 22 giờ 30 các tối thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần, cầu Rồng phun lửa trong tiếng reo hò tán thưởng của người dân đang tản bộ trên hai bờ kè dọc bờ sông Hàn. Cầu Rồng với các nhịp cầu lượn sóng mô phỏng con vật huyền thoại vươn mình ra biển thể hiện sự cất cánh kinh tế của thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, sau Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh."
Bài báo cho biết trong vòng 10 năm (2002-2012), tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng liên tục đứng ở mức cao với tỷ lệ trung bình là 12,7%/năm. Năm 2012, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi những những tác động tiêu cực, Đà Nẵng vẫn đạt tăng trưởng 9,1%.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng là điểm đến cuối cùng của Hành lang kinh tế Đông-Tây, trục giao thông đi qua nhiều nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bắt đầu từ Moulmein, Myanmar), qua Thái Lan, Lào và kết thúc tại Việt Nam. Trục giao thông này sẽ cho phép phá thế cô lập của vùng Đông Myanmar và khai thông cảng Bangkok vốn đang bị quá tải.
Sự phát triển của Đà Nẵng dựa trên việc mở rộng sản xuất công nghiệp và khai thác tiềm năng du lịch. Thành phố đã lập nhiều khu kinh tế ở ngoại thành và đang tiếp tục xây dựng các dự án tương tự. Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) là một trong những khu kinh tế đó, đã tiếp nhận 250 doanh nghiệp trong đó có nhiều cơ sở may mặc.
Nhà đầu tư người Pháp Christian Leroux, người thành lập tập đoàn may mặc Dacotex đang sử dụng 2.500 nhân công tại Việt Nam, khẳng định mình đã đúng khi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp này: "Vị trí địa lý của Đà Nẵng là tuyệt vời: hải cảng đang được mở rộng, toàn thành phố đang phát triển mạnh mẽ. Đà Nẵng giống như thành phố Acapulco của Mexico nhờ phát triển du lịch, và Đà Nẵng sẽ trở thành một Singapore."
Một lợi thế khác của Đà Nẵng là phát triển vận tải biển. Trong 5 năm qua, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Đà Nẵng đã tăng 10%/năm, trong đó vận chuyển hàng hóa bằng container tăng 25%, chuyên chở hành khách bằng đường biển tăng 40%.
Đà Nẵng cũng là một điểm du lịch được yêu thích với các khách sạn cao cấp được xây dựng dọc bờ biển cát trắng trải dài. Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện đại đã đi vào hoạt động, đón các chuyến bay từ các thành phố phía Nam Trung Quốc Đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Hàn Quốc.
Ngoài ra, số lượng khách du lịch vào Đà Nẵng cũng tăng lên đáng kể. Nếu năm 2006, Đà Nẵng chỉ đón 774.000 lượt khách, trong đó 258.000 khách nước ngoài thì năm 2012, Đà Nẵng đón 2.659.000 lượt khách trong đó có 603.000 khách nước ngoài.
Bài báo kết thúc bằng lời khẳng định của nhà đầu tư Christian Leroux, rằng "nếu được làm lại, tôi vẫn không do dự khi đầu tư vào đây." Hiện nay, tập đoàn Dacotex xuất khẩu 30% sản phẩm quần áo thể thao của mình sang Brazil và các nước châu Âu.
Bài báo cho biết trong vòng 10 năm (2002-2012), tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng liên tục đứng ở mức cao với tỷ lệ trung bình là 12,7%/năm. Năm 2012, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi những những tác động tiêu cực, Đà Nẵng vẫn đạt tăng trưởng 9,1%.
Ngoài ra, Đà Nẵng cũng là điểm đến cuối cùng của Hành lang kinh tế Đông-Tây, trục giao thông đi qua nhiều nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bắt đầu từ Moulmein, Myanmar), qua Thái Lan, Lào và kết thúc tại Việt Nam. Trục giao thông này sẽ cho phép phá thế cô lập của vùng Đông Myanmar và khai thông cảng Bangkok vốn đang bị quá tải.
Sự phát triển của Đà Nẵng dựa trên việc mở rộng sản xuất công nghiệp và khai thác tiềm năng du lịch. Thành phố đã lập nhiều khu kinh tế ở ngoại thành và đang tiếp tục xây dựng các dự án tương tự. Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) là một trong những khu kinh tế đó, đã tiếp nhận 250 doanh nghiệp trong đó có nhiều cơ sở may mặc.
Nhà đầu tư người Pháp Christian Leroux, người thành lập tập đoàn may mặc Dacotex đang sử dụng 2.500 nhân công tại Việt Nam, khẳng định mình đã đúng khi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp này: "Vị trí địa lý của Đà Nẵng là tuyệt vời: hải cảng đang được mở rộng, toàn thành phố đang phát triển mạnh mẽ. Đà Nẵng giống như thành phố Acapulco của Mexico nhờ phát triển du lịch, và Đà Nẵng sẽ trở thành một Singapore."
Một lợi thế khác của Đà Nẵng là phát triển vận tải biển. Trong 5 năm qua, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Đà Nẵng đã tăng 10%/năm, trong đó vận chuyển hàng hóa bằng container tăng 25%, chuyên chở hành khách bằng đường biển tăng 40%.
Đà Nẵng cũng là một điểm du lịch được yêu thích với các khách sạn cao cấp được xây dựng dọc bờ biển cát trắng trải dài. Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện đại đã đi vào hoạt động, đón các chuyến bay từ các thành phố phía Nam Trung Quốc Đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Hàn Quốc.
Ngoài ra, số lượng khách du lịch vào Đà Nẵng cũng tăng lên đáng kể. Nếu năm 2006, Đà Nẵng chỉ đón 774.000 lượt khách, trong đó 258.000 khách nước ngoài thì năm 2012, Đà Nẵng đón 2.659.000 lượt khách trong đó có 603.000 khách nước ngoài.
Bài báo kết thúc bằng lời khẳng định của nhà đầu tư Christian Leroux, rằng "nếu được làm lại, tôi vẫn không do dự khi đầu tư vào đây." Hiện nay, tập đoàn Dacotex xuất khẩu 30% sản phẩm quần áo thể thao của mình sang Brazil và các nước châu Âu.
Nguồn TTXVN