Bán hàng online: Dễ hay khó?
Những câu chuyện về bạn A, anh B, chị C bán hàng online với thu nhập khủng vài chục triệu mỗi tháng trở nên đầy hấp dẫn và trở thành động lực cho nhiều bạn trẻ chọn việc bán hàng online như một mô hình khởi nghiệp. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi trong việc bán hàng qua mạng, kinh doanh online, để có được thành công bạn phải chọn đúng hướng đi và lập sẵn một kế hoạch hoàn hảo cộng với sự kiên trì, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước để làm hành trang cho mình trước khi quyết định theo đuổi hình thức kinh doanh này.
Phải thật am hiểu sản phẩm mình chọn kinh doanh:
Anh Lê Quang Khải – Giám đốc công ty Cổ phần thế giới tin học sau hơn 4 năm tham gia bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất hiện nay Lazada đã có những chia sẻ hữu ích từ chính kinh nghiệm thực tiễn của mình để vận hành “gian hàng online”.
Anh Lê Văn Khải – nhà bán hàng thành công trên Lazada |
Theo anh chọn sản phẩm nào để bán chính là một trong những điểm mấu chốt quyết định thành bại của việc kinh doanh. “Bạn không thể bán một sản phẩm mà bạn không hiểu gì về nó hoặc chưa từng sử dụng qua. Nếu chỉ nhìn vào sự thành công của bạn bè, mọi người xung quanh và nóng lòng muốn kinh doanh cái gì đó thì bạn sẽ không thể nào thành công. Cuộc chiến online không đơn giản chỉ cần đăng ký một gian hàng trên các trang thương mại điện tử hay tạo một tài khoản Facebook hay thậm chí lập một trang web bán hàng là có thể bán được hàng ngay. Và cũng không phải bất kỳ sản phẩm nào bán tốt ở offline cũng có thể bán được trên online. Để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì bạn phải là người đầu tiên bị thuyết phục. Thời gian đầu khi mới bắt đầu kinh doanh, tôi luôn chọn bán các sản phẩm mà chính mình có nhu cầu sử dụng, sau khi mua về sử dụng, hiểu được sản phẩm, tôi đi hỏi thêm bạn bè xem họ thích mua một sản phẩm như thế nào và nếu mua thì họ cần những thông tin gì của sản phẩm. Bạn nên đặt ra nhiều câu hỏi và cố gắng trả lời càng nhiều càng tốt để hiểu được nhu cầu thực tế của khách hàng, từ đó bạn có một cái nhìn bao quát và hiểu rõ hơn về sản phẩm:
- Sản phẩm bạn dự định kinh doanh có thích hợp với mô hình bán hàng online không? (tìm kiếm trên Google xem đã có ai đã kinh doanh chưa, hoặc truy cập các diễn đàn liên quan đến sản phẩm xem nhu cầu của khách hàng có hay không và nhiều hay ít)…
- Sản phẩm của bạn có gì đặc biệt để cạnh tranh với đối thủ? (ưu đãi về giá, chất lượng sản phẩm tốt,…)
- Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn là ai, cách họ tiếp cận với khách hàng như thế nào, họ dùng gì để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ?
- Sản phẩm bạn thuộc phân khúc nào trong thị trường?
Hợp tác cùng Lazada từ năm 2014 đến nay công ty Cổ phần Thế Giới Tin Học của anh Khải đã có hơn 1200 sản phẩm về các thiết bị tin học, công nghệ như USB, router Wifi, vòng tay Miband, camera, chuột quang … bán trên trang Lazada, với mỗi sản phẩm mới được đưa lên bán, anh luôn trải nghiệm sử dụng trước và suy nghĩ theo góc độ của người tiêu dùng liệu nếu một sản phẩm như vậy được bán online, họ có sẵn lòng mua và nếu mua họ sẽ cần những thông tin gì như có tự lắp đặt được không, cần thêm hướng gì cho việc tự lắp đặt. Theo cô Nguyễn Thị Kim Hằng – quản lý các nhà bán hàng Lazada “Chính sự am hiểu về sản phẩm và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng của mình đã giúp gian hàng online của anh Khải trên Lazada tăng trưởng nhanh chóng, trở thành một trong những nhà bán hàng thành công với hơn hàng nghìn đơn hàng một ngày.”
Cửa hàng Thế Giới Tin Học với hơn 1200 sản phẩm trên Lazada |
Kế hoạch quản lý bán hàng nên được đặt lên hàng đầu:
Bên cạnh việc am hiểu sản phẩm, từ kinh nghiệm thực tế của anh Khải thì việc quản lý bán hàng và có môt kế hoạch cụ thể để quản lý là vô cùng quan trọng. Có thể khi mới bắt đầu kinh doanh online với lượng hàng ít, đơn hàng chưa nhiều và chưa phải xử lý tồn kho thì bạn có thể vẫn quản lý một cách “dễ thở”. Thế nhưng, khi đơn hàng ngày càng tăng và số lượng hàng hóa của bạn cũng đa dạng hơn, nhiều mặt hàng và mẫu mã hơn thì việc quản lý bán hàng là một khâu vô cùng “đau đầu”.
“Cửa hàng offline của tôi vẫn vận hành song song với cửa hàng online trên Lazada, vì thế khối lượng công việc về quản lý, vận hành tăng lên gấp đôi, thời gian đầu khi đơn hàng online còn ít, tôi và các nhân viên còn có thể xử lỷ được, nhưng về sau, càng nhiều sản phẩm cần được đăng bán, càng nhiều đơn hàng đổ về, việc cùng lúc phải đảm đương nhiều khâu dường như là không thể.”
Hiểu được muốn đi đường dài và phát triển hơn nữa thì cần phải chuyên môn hóa nên anh đã sử dụng dịch vụ xử lí đơn hàng mà Lazada cung cấp để tiết kiệm được nhiều chi phí về phát sinh nhân sự thời vụ, nhất là trong các đợt khuyến mãi lớn khi một ngày có hơn hàng ngàn đơn hàng cần xử lý. Thay vào đó, nhân viên của công ty anh có thể tập trung chuyên môn vào việc tìm sản phẩm mới, trải nghiệm sản phẩm, tạo nội dung mô tả về sản phẩm tốt hơn, chụp hình sản phẩm đẹp hơn.”
“Sau hơn 4 năm hợp tác cùng Lazada, tôi không phải lo lắng nhiều về bài toán vận hành và giải quyết các khâu giao nhận mà chỉ cần quan tâm đúng thế mạnh cạnh tranh của mình là sản phẩm và chuẩn bị nguồn hàng dồi dào với giá tốt.”
Nhà kho Lazada với hệ thống vận hành hiện đại hỗ trợ xử lí đơn hàng |
Anh chia sẻ thêm về tình hình kinh doanh hiện tại của công ty doanh số bán hàng trên Lazada chiếm tới 60% tổng doanh thu, 40% còn lại đến từ cửa hàng offline và một số và các kênh online khác.
Hi vọng một số chia sẻ thực tế từ kinh nghiệm khởi nghiệp với gian hàng online tại Lazada của anh Khải từ những ngày đầu khi thương mại điện tử “chào sân” tại thị trường Việt Nam sẽ giúp ích cho các bạn đang muốn kinh doanh online có cái nhìn trung thực và thấu đáo hơn về hình thức kinh doanh này.
Để biết thêm thông tin về cách thức mở gian hàng online tại Lazada, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.