Bài học từ triển khai Nghị quyết 11, những đánh giá từ World Bank
Bản báo cáo chuẩn bị cho Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn chocác nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã nhận xét, mặc dù ban đầu nhiều người nghi ngờ vềhiệu quả của Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, song đến nay rõ ràng là Nghị quyết 11 đã thành côngtrong việc chặn đứng nguy cơ bất ổn định và giúp chính phủ khôi phục được uytín của mình về khả năng điều hành kinh tế.
Lạm phát chung (so với cùng kỳ) đã giảm trong 9 thángliên tiếp - từ đỉnh điểm là 23% vào tháng Tám năm 2011 xuống còn 8,3% vào tháng5/2012. Đồng thời, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường tự do và tỉ giá chính thứchầu như ở mức tối thiểu, dự trữ ngoại hối dần dần được bổ sung và mức rủi rotín dụng quốc gia liên tục giảm trong vòng 12 tháng qua.
Chính phủ Việt Namthường xuyên bị chỉ trích vì quá thiên về các chính sách thúc đẩy tăng trưởngvà phản ứng chậm chạp trong quá trình bình ổn nền kinh tế. Tuy nhiên quan niệmđó đã có phần thay đổi trong những tháng gần đây khi Nghị quyết 11 được thực hiệnkiên quyết.
Báo cáo trên của World Bank tổng kết lại 6 bài học dướiđây từ cách thiết kế, truyền thông và thực hiện Nghị quyết 11.
Nhất quán về nộidung. Lập trường chính sách tiền tệvà tài khóa của Nghị quyết 11 luôn nhất quán và bổ trợ lẫn nhau - cả 2 chínhsách này đều nhằm mục tiêu giảm kỳ vọng lạm phát - rõ ràng hơn nhiều so với trướcđây. Ngoài ra tuyên ngôn về lập trường chính sách cũng tránh sử dụng ngôn ngữmâu thuẫn thiếu nhất quán, ví dụ như mô tả chính sách vừa “thận trọng” vừa“linh hoạt”.
Sự ủng hộ của lãnh đạocấp cao. Nghị quyết 11 nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các vị lãnh đạo cấpcao nhất của Chính phủ, Quốc hội và Đảng Cộng sản Việt Nam, với những tuyên ngôn công bố sự ủnghộ đối với các biện pháp được đưa ra trong Nghị quyết 11.
Tham vấn rộng rãi.Các biện pháp cụ thể được công bố trong Nghị quyết 11 được bàn thảo trong Chínhphủ, Ủy ban Trung ương Đảng và tham vấn với các chuyên gia, các nhà khoa học,lãnh đạo các địa phương, khối doanh nghiệp và các đối tác phát triển. Nghị quyết11 được báo chí và công chúng đón nhận nhiệt tình.
Các bộ ngành thể hiệnvai trò tiên phong. Mặc dù không nói một cách đầy đủ, song Nghị quyết 11cho thấy khá rõ cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nội dung gì của Nghịquyết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ và ngân hàng, Bộ Tài chínhvề chính sách tài khóa (chi thường xuyên), Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định các dựán lãng phí không hiệu quả và cắt giảm đầu tư công, và Bộ Lao động, Thương binhvà Xã hội thực hiện chương trình trợ cấp, an sinh xã hội...
Phối hợp thực hiệnliên ngành: Các chương trình phổ biến tinh thần của Nghị quyết 11 được thựchiện ở hầu hết các tỉnh thành cũng như các bộ ngành liên quan, đã tạo đà cho việcphối hợp thực hiện, nhất là trong khâu điều chỉnh và cắt giảm đầu tư ngân sách.
Truyền thông hiệu quả.Các nhà lãnh đạo cấp cao đã có nhiều nỗ lực giải thích và gửi thông điệp tớingười dân về những nội dung của Nghị quyết 11, trong đó có hoạt động thông tinthường xuyên cho báo chí và chất vấn tại Quốc hội.
Mặc dù việc thực hiện Nghị quyết 11 chưa thực sự hoàn hảo -việc thực hiện chính sách tiền tệ đạt được nhiều tiến bộ hơn so với chính sáchtài khóa, và cải cách doanh nghiệp Nhà nước chưa được đưa ra kịp thời - song đây là một mô hìnhkhá thành công về việc thiết kế và thực hiện chương trình cải cách trong tươnglai của Chính phủ.
Nguồn World Bank