Thứ Tư | 08/01/2014 10:11

Bác đề nghị trả hồ sơ vụ án điều tra lại

Đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đang bước vào phần tranh luận với các luật sư.

Sáng nay 8-1, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án Dương Tự Trọng (nguyên PGĐ công an Hải Phòng) cùng đồng phạm tổ chức cho Dương Chí Dũng (anh trai Trọng) bỏ trốn, đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đang bước vào phần tranh luận với các luật sư.

Theo đại diện VKS, căn cứ trách nhiệm của VKS tại tòa, VKS đã có quan điểm đề nghịHĐXX xử lý các tình tiết mới xuất hiện tại tòa theo quy định của pháp luật.

Dương Chí Dũng trốn làm ảnh hưởng việc điều tra tạiVinalines

Về ý kiến của các luật sư bào chữa cho rằng cáo trạng truy tố 2 bị cáo Dương TựTrọng và Vũ Tiến Sơn (nguyên phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công anTP Hải Phòng) là không có căn cứ, đại diệnVKS cho rằng các bị cáo đã có hành vi đưa Dũng ChíDũng đi trốn để tránh sự điều tra của cơ quan nhà nước. Các bị cáo tiếp nhận mong muốn, yêu cầu củabị cáo Dương Tự Trọng đưa Dương Chí Dũng đi trốn. Thực tế Dũng trốn từ ngày 17-5-2012 đến tháng9-2012 mới bị bắt. Việc Dũng bị bắt do sự phối hợp tích cực của cơ quan chức năng VN và Campuchia,việc Dũng bị bắt là ngoài mong muốn của các bị cáo.

Tình tiết bất ngờ trong phần thẩm vấn tại phiên tòa hôm qua là việcDương ChíDũng (nguyên cục trưởng Cục hàng hải VN) - được xác định có tư cách nhân chứng tại phiên tòa này đãkhai ông Phạm Quý Ngọ - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, đồng thời là Trưởng ban chuyên án điềuvụ Vinalines chính là người đã "mật báo" tin khởi tố cho Dương Chí Dũng và còn khuyên Dũng "chú nêntắt điện thoại và lánh đi một thời gian".

Trong phần kết luận vụ án và đề nghị mức hình phạt choDương Tự Trọng cùng các bị cáo trong vụ án tổ chức đưa người ra nước ngoài này, hôm qua 7-1, đạidiện VKSND TP Hà Nội đã kiến nghị HĐXX khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác.

Khi luật sư cho rằng việc đưa Dương Chí Dũng đi trốn không hậu quả vật chất nghiêmtrọng, đại diện VKS tranh luậnngay rằnghậu quả phi vật chất đã gây ảnh hưởng ngay tứcthì với cơ quan điều tra trong việc điều tra những sai phạm tại Vinalies. Vì vậy, bây giờ hậu quảxảy ra đến đâu các bị cáo phải chịu đến đấy.

Theo đại diện VKS, vụ án có kẻ cầm đầu, chủ mưu, có người thực hành, phân công rõvai trò của từng người trong suốt một thời gian kéo dài. Về nguyên tắc 7 bị cáo trong vụ án nàyphải truy tố theo khoản 3 điều 275 BLHS. Nhưng đối với Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn đã bị truy tốtheo khoản 3 trên nguyên tắc nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, không thành khẩn khai báo, còn lại cácbị cáo khác bị truy tố theo khoản 1, khoản 2 điều 275 Bộ luật hình sự.

VKSxác định bị cáo Vũ Tiến Sơn có vị trí thứ 2 sau Dương Tự Trọng trong vụán này. Chính Sơn đã trực tiếp liên lạc với Đồng Xuân Phong và Dũng "Bắc Cạn" tổ chức cho Dương ChíDũng trốn từ VN sang Campuchia. Vì vậy quyết định truy tố bị cáo Vũ Tiến Sơn theo khoản 3 là có căncứ.

Về đề nghị của luật sư trả hồ sơ vụ án để điều tra lại, theo đại diện VKS vụ án đãđược điều tra đầy đủ, các bị cáo cũng đã thừa nhận lời khai của nhau nên việc trả hồ sơ là khôngcần thiết.

Tòa đã bước vào phần nghị án, dự kiến 15g chiều nay sẽ tuyên án.

T. LỤA

Ông Nguyễn Sỹ Cương (ủy viên thường trực Ủy banPháp luật Quốc hội):

"Không bất ngờ"

Tôi không bình luận về người bị khai ra, nhưng trong suynghĩ của tôi thì tôi không bất ngờ về nội dung lời khai của các bị cáo trong phiên tòa hôm nay, đặcbiệt là lời khai của Dương Chí Dũng. Trong dư luận lâu nay đã râm ran việc này, bởi ai cũng hiểurằng một người bình thường, thậm chí là một cán bộ bình thường trong ngành công an mà không liênquan đến vụ điều tra ở Vinalines thì không thể nắm được thông tin cụ thể, do các thông tin liênquan đến quá trình điều tra, khởi tố là thông tin mật và cơ quan công an có nghiệp vụ để bảo vệ nó.Vậy người ngoài cuộc không thể biết và báo cho ông Dũng trốn được.

Lời khai mới chỉ từ một phía, phải điều tra để làm rõ,nhưng tôi tin nó phần nào nói lên sự thật. Cơ quan điều tra cần sớm khởi tố vụ án cố ý làm lộ bímật công tác theo như đề nghị của vị đại diện viện kiểm sát tại tòa.

LÊ KIÊN

*Thẩm phán Vương Văn Nghĩa (tòa hình sựTAND TP.HCM):

Đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự

Đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội tại phiêntòa về việc khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác là có căn cứ.

Tại phiên tòa xét xử công khai, lời khai của Dương ChíDũng được xem là chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Dương Chí Dũng đã khai ra tìnhtiết mới, hết sức quan trọng là đã có một người (là lãnh đạo cấp cao) mật báo cho Dũng biết tin cơquan có thẩm quyền đã đồng ý phê duyệt lệnh khởi tố, bắt giam Dũng, từ đó giúp Dũng lên kế hoạch bỏtrốn. Hành vi mật báo thông tin về vụ án đang trong quá trình điều tra chính đã có dấu hiệu của tộicố ý làm lộ bí mật công tác theo quy định của điều 286 Bộ luật hình sự.

Lời khai của Dương Chí Dũng là tình tiết mới phát sinhtại phiên tòa, cũng được xem là "dấu hiệu tội phạm", là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự theo điều100 Bộ luật tố tụng hình sự.

Theo điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự, trong trường hợpqua xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thìhội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.

Trường hợp này không chỉ khởi tố vụ án về tội cố ý làm lộbí mật công tác mà còn phải khởi tố điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ. Dương Chí Dũng đã tự khai rahành vi đưa tiền cho cán bộ cấp cao kia, đó là dấu hiệu tội phạm mới (đưa hối lộ) mà Dương Chí Dũngchưa bị xem xét xử lý.

C.MAI

Nguồn Tuổi trẻ


Sự kiện