Lạm phát trên quy mô toàn cầu vẫn là vấn đề cần quan tâm. Ảnh: Quý Hòa.

 
Kim Anh Thứ Năm | 12/01/2023 11:29

Ba kịch bản dự báo kinh tế vĩ mô 2023

Để hiểu sự vận động của thị trường tài chính, chúng ta nên nhìn một cách tổng quan xem thế giới năm nay như thế nào.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital, Nhà Sáng lập ứng dụng TOPI, khi chúng ta nói đến đầu tư gì có nghĩa chúng ta đang nói những tài sản của chúng ta và đa phần những tài sản đầu tư của chúng ta nằm ở thị trường tài chính. Để hiểu sự vận động của thị trường tài chính, chúng ta nên nhìn một cách tổng quan xem thế giới năm nay như thế nào.

Ở góc độ vĩ mô, ông Tuấn cho rằng chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát là 2 chỉ số quan trọng nhất. Nếu một thế giới đang trong chu kỳ tăng trưởng thì tất nhiên chúng ta sẽ xuất nhập khẩu được nhiều hơn và dòng vốn ‘chảy’ vào chúng ta cũng nhiều hơn. 

Nguồn: Kênh Tài chính - Kinh doanh.
Nguồn: Kênh Tài chính - Kinh doanh.

Tuy nhiên, nhìn sang năm 2023 những đối tác lớn nhất của chúng ta như Mỹ, EU và Trung Quốc đang có bức tranh không mấy sáng sủa. Và ở góc độ nào đó thì một số ngân hàng đầu tư cho rằng năm 2023 sẽ có xảy ra suy thoái, quan điểm lạc quan hơn là suy thoái nhẹ. Trong khi đó, những nhà phân tích bi quan cho rằng quá trình suy thoái sẽ kéo dài cả năm 2023.

Đối với Mỹ, đối tác lớn của chúng ta thì đa phần các ngân hàng đầu tư chỉ dự phóng về tốc độ tăng trưởng GDP của nước này ở mức 1%.  Có nghĩa là người dân Mỹ có thu nhập ít hơn và như vậy họ sẽ chi tiêu ít hơn, gây ảnh hưởng đến chúng ta thông qua xuất nhập khẩu. Trong khi đó, EU thì thậm chí còn tăng trưởng âm, còn Trung Quốc thì đang quay trở lại với mức 4,5%. 

 

Điểm thứ hai mà nhà đầu tư cần lưu ý và cần quan sát đó là lạm phát. Sau rất nhiều nỗ lực của các Ngân hàng Trung ương thì mức tăng lạm phát đã có xu hướng dừng lại.

Tuy nhiên, trong năm 2023 thì ông Tuấn cho rằng chúng ta vẫn nên tập trung vào lạm phát ở quy mô toàn thế giới. Tại vì hai yếu tố đó nó sẽ quyết định đến một việc vô cùng quan trọng, đó chính chính sách tiền tệ của Mỹ cũng như của EU, thậm chí của Trung Quốc. Bài học năm 2022 cho thấy, chính sách tiền tệ ở trong một nền kinh tế mở như chúng ta cũng sẽ phải có sự phụ thuộc vào thế giới. 

Ở góc độ thế giới khi nghiên cứu, ông Tuấn đã đưa ra 3 kịch bản kinh tế vĩ mô trong năm 2023. Ở kịch bản cơ sở, lạm phát sẽ ở mức vừa phải và có sự suy thoái nhẹ trong năm 2023. Có nghĩa là sự suy thoái có thể xuất hiện trong quý I và quý II sau đó hồi phục dần vào nửa cuối năm. Ở kịch bản này, căng thẳng địa chính trị gia tăng nhưng không leo thang, các chính sách về tiền tệ của Mỹ cũng như châu Âu sẽ dừng lại và Trung Quốc sẽ thực sự nới lỏng chính sách Zero-COVID và khởi động lại nền kinh tế. 

Một kịch bản tích cực dành cho những người lạc quan thì sẽ lạm phát sẽ suy giảm nhanh chóng, không có căng thẳng địa chính trị ở châu Âu và Trung Quốc hồi phục rất nhanh. 

Trong khi đó, ở góc nhìn thận trọng hơn, kịch bản tiêu cực cũng đã được đưa ra. Lạm phát sẽ đến từ các nguyên liệu đầu vào, nên nếu như giá nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng áp lực lạm phát cũng sẽ gia tăng. Thứ hai, xung đột địa chính trị tiếp tục leo thang và góc nhìn của mình, ông Tuấn cho rằng ở kịch bản  này xung đột không chỉ ở một khu vực châu Âu mà có thể ở khu vực Đông Bắc Á. Nếu như điều đó xảy ra thì chúng ta phải xếp ngay vào kịch bản tiêu cực và danh mục của chúng ta hoàn toàn phải thay đổi.

Có thể bạn quan tâm 

Tiêu thụ sữa tại Việt Nam sẽ đạt 40 lít/người/năm vào 2030