ASEAN và tiến trình kiến tạo văn hóa hòa bình ở Biển Đông
Không nghi ngờ gì nữa, xung đột Biển Đông đã trở thành thách thức lớn nhất đối với ASEAN ngay trướcngưỡng hình thành Cộng đồng và cả khi Cộng đồng phát triển sau năm 2015.
Trước bối cảnh đó, những đòi hỏi về vai trò của ASEAN trong vấn đề xử lý xung đột Biển Đông nóiriêng và sự nghiệp hòa bình ổn định khu vực nói chung được đặt ra ngày càng gay gắt.
Trong hơn 20 năm qua, ASEAN đã dày công xây dựng một nền văn hóa hòa bình ở Biển Đông, với mục tiêuduy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông để tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cộng đồng khuvực.
Chính công cuộc kiến tạo nền văn hóa hòa bình này là đóng góp quan trọng của ASEAN đối với việcngăn ngừa, giảm thiểu xung đột ở Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
Trong thời gian tới, ASEAN cần tiếp tục đẩy mạnh tiến trình kiến tạo này và có những điều chỉnh cầnthiết về sắc thái của nền văn hóa hòa bình để có thể đáp ứng kịp thời với những biến chuyển nhanhchóng, phức tạp của tình hình Biển Đông.
Xây dựng các chuẩn mực hòa bình
Nền văn hóa hòa bình mà ASEAN xây dựng trên Biển Đông là tổng thể các chuẩn mực, nguyên tắc, tậpquán, phương thức, luật lệ... nhằm điều chỉnh quan hệ bang giao giữa các nước liên quan đến vấn đềBiển Đông theo hướng thúc đẩy hòa bình, hợp tác, vì những mục tiêu chung của cả khu vực.
Những chuẩn mực hòa bình đó, tương tự như "phương cách ASEAN," bao gồm các chuẩn mực thành văn vàbất thành văn, được thể hiện trong các văn kiện của ASEAN về Biển Đông hoặc tồn tại phổ quát trongthông lệ bang giao khu vực.
ASEAN cũng "nội khối hóa" những chuẩn mực phổ biến của cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc về xử lýtranh chấp bằng phương pháp hòa bình vào thực tiễn khu vực Đông Nam Á.
ASEAN không chỉ phổ biến, truyền bá các chuẩn mực hòa bình cho các nước liên quan trực tiếp đếntranh chấp ở Biển Đông mà còn chia sẻ các chuẩn mực này giữa tất cả các nước thành viên.
Đồng thời, ASEAN cũng khuếch tán các chuẩn mực hòa bình ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớnhơn, để cho các nước đối thoại của ASEAN, nhất là các nước có lợi ích an ninh thiết yếu ở BiểnĐông, chia sẻ và tuân thủ, vì lợi ích chung của tất cả các nước sử dụng Biển Đông.
Bằng cách đó, ASEAN hy vọng sẽ duy trì được hòa bình ổn định ở Biển Đông nếu tất cả các bên liênquan đều quán triệt và tuân thủ những chuẩn mực do ASEAN xây dựng.
Tiến trình xây dựng, truyền bá các chuẩn mực nói trên bắt đầu gần như cùng lúc với sự kết thúc củaChiến tranh Lạnh ở khu vực, đồng thời cùng thời điểm với sự xuất hiện những tiến triển phức tạptrên Biển Đông.
Các Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông năm 1992 và 1995 là những văn kiện đầu tiên đánh dấu sự địnhhình của những chuẩn mực hành vi ASEAN áp dụng với tranh chấp Biển Đông, trong đó có các nguyên tắckhông sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC),một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng lòng tin, đối thoại đa phương và xử lý tranhchấp ở Biển Đông bằng con đường hòa bình.
Trong vài năm gần đây, tình hình Biển Đông có chiều hướng xấu đi, ASEAN đã ra Tuyên bố sáuđiểm về Biển Đông vào tháng 7/2012, nhắc lại các nguyên tắc nền tảng trước đây và nhấn mạnh sự cầnthiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS),trong xử lý tranh chấp.
Đặc biệt, sau sự kiện giàn khoan Hải Dương-981, ASEAN đã ra Tuyên bố riêng về những phát triển trênBiển Đông (tháng 5/2014), bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng ở khu vực, đồng thời táikhẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh biển, tự do hàng hải và hàng không trên BiểnĐông, kêu gọi các bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận DOC và sớm đạt được kết quả về Bộ Quy tắc ứngxử trên Biển Đông (COC).
Các chuẩn mực hòa bình của ASEAN, được thể hiện cụ thể qua các tuyên bố của ASEAN về Biển Đông, đãnhận được sự ủng hộ của các nước có lợi ích liên quan ở Biển Đông và đông đảo cộng đồng quốctế.
Các chuẩn mực này đã trở thành cơ sở để xử lý tranh chấp ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, nhấtlà DOC và sắp tới là COC.
Các chuẩn mực đó cũng không tách rời tổng thể "phương cách ASEAN" với những văn kiện nền tảng nhưHiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Hiến chương ASEAN... đã được cộng đồng quốc tế và khu vựcthừa nhận từ nhiều năm nay.
Thực hành văn hóa ngoại giao ASEAN
Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ xây dựng và phổ biến các chuẩn mực hòa bình ở Biển Đông, với tư cáchlà một tổ chức hợp tác khu vực ở Đông Nam Á và giữ vai trò điều phối quan trọng trong nhiều thể chếhợp tác đa phương ở Đông Á, châu Á-Thái Bình Dương như ARF, ADMM+, EAS, ASEAN còn thực hành "vănhóa ngoại giao" của mình trong các thể chế đa phương nói trên nhằm giám sát và điều chỉnh hành vicủa các nước trên Biển Đông một cách hòa bình, theo văn hóa ngoại giao ASEAN.
Tiến trình này song hành với công cuộc xây dựng kiến trúc an ninh khu vực vì hòa bình, ổn định ởchâu Á-Thái Bình Dương, dựa trên vai trò trung tâm của ASEAN đồng thời hài hòa, đan xen lợi ích vàquan hệ các nước lớn trong khu vực.
Trước hết, trong quan hệ với Trung Quốc, ASEAN tận dụng cơ chế hợp tác ASEAN+1 (Trung Quốc) để tăngcường can dự tập thể với Trung Quốc, khuyến khích Trung Quốc phát huy vai trò trách nhiệm, đóng gópnhiều hơn cho hòa bình ổn định ở khu vực.
Trong hơn một thập kỷ qua, quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.Trung Quốc là nước đối thoại đầu tiên tham gia Hiệp ước TAC của ASEAN, thiết lập Khu vực mậu dịchtự do (CAFTA) với ASEAN cũng như xây dựng Quan hệ Đối tác chiến lược với ASEAN.
Những thành tựu nói trên đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng lòng tin chiến lược giữa ASEAN vàTrung Quốc, tạo điều kiện giảm căng thẳng trên Biển Đông, duy trì các lĩnh vực hợp tác khác để tạođiều kiện thúc đẩy hợp tác vì hòa bình, an ninh trên Biển Đông.
Tại các diễn đàn đa phương rộng lớn hơn, ASEAN tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các nước có liênquan có tiếng nói, tham gia đầy đủ vào tiến trình đối thoại đa phương về an ninh khu vực, từ đóphát huy vai trò trách nhiệm của mỗi nước, vì lợi ích chung của cả khu vực.
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), vấn đề quản lý xung đột ở Biển Đông đã và đang trở thành mộttrong những chủ đề chính trong nội dung thảo luận tại diễn đàn hàng năm, thu hút sự quan tâm chú ýcủa nhiều nước trong cũng như ngoài khu vực Đông Nam Á.
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) cũng coi an ninh biển là một lĩnh vực quan trọng cần thúc đẩy đốithoại và hợp tác khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh, an toàn hàng hải, kêu gọi các bêngiải quyết tranh chấp theo các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liênhợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Sau 47 năm phát triển, đứng trước ngưỡng cửa hình thành Cộng đồng vào cuối năm 2015, ASEAN cần pháthuy bản lĩnh chính trị cũng như bề dày kinh nghiệm để vượt qua những khó khăn thử thách như vấn đềBiển Đông để hoàn thiện Cộng đồng ASEAN đúng tiến độ cũng như phát triển Cộng đồng ASEAN trong kỷnguyên sau năm 2015.
Thời gian tới, tiến trình kiến tạo văn hóa hòa bình ở Biển Đông cần đặc biệt coi trọng việc thuyếtphục Trung Quốc sớm đi vào đàm phán thực chất và đạt được kết quả về COC, một bộ quy tắc tổng thểcó khả năng ngăn ngừa xung đột và đóng góp thực chất vào việc xây dựng lòng tin giữa các bên ở BiểnĐông.
Ngoài ra, ASEAN cần tiếp tục tạo dựng nền văn hóa hòa bình ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế,Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS 1982, những nền tảng cơ bản và bền vững của một trật tự an ninhbiển trong thế kỷ 21.
Nguồn Vietnam+