Minh Hoàng Thứ Hai | 20/11/2017 16:59

ASEAN mở các lợi ích của 4.0 thế nào?

ASEAN phải học bài học kế hoạch 5 năm cải thiện nguồn nhân lực của Hàn Quốc.

Việt Nam ở đâu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 4?

Nếu chúng ta quay lại với cuộc đầu tiên, công việc sản xuất chuyển từ nhà sang những nhà máy mới tạo dựng. Với sự chuyển dịch đó, một số kỹ năng đã được chuyển theo nhưng hầu hết phải thích nghi với những điều kiện làm việc mới.
Cuộc cách mạng thứ hai và thứ ba đã chứng kiến một sự chuyển dịch tương tự. Mỗi một cuộc cách mạng công nghiệp đều đòi hỏi một sự thay đổi kỹ năng. Chúng ta cũng nhìn thấy xu hướng như thế với cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra.  

Nỗi lo thất nghiệp

Tuy nhiên, đây có lẽ là lần đầu tiên các quốc gia và các công ty phải lo lắng về việc làm thế nào để nhân lực của họ bắt kịp sự thay đổi. Những cuộc cách mạng trước đó được xem như là cách mạng tạo ra việc làm và tăng trưởng; trong khi với Công nghiệp 4.0 có một mối quan ngại rằng nó sẽ loại bỏ công việc và dẫn đến thất nghiệp.

ASEAN mo cac loi ich cua 4.0 the nao?
 

Các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi các hệ thống sản xuất. Các quy trình trong nhà máy và việc quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu đều bị tác động. Điều này tạo nên một làn sóng cạnh tranh mới giữa các nước, vì nếu thích ứng phù hợp với Công nghiệp 4.0 sẽ là chìa khoá mở cho tăng trưởng năng suất từ 30 – 40%.

Tuy nhiên, yếu tố sinh tử để mở ra tiềm năng này là lao động cần nâng cấp kỹ năng để xử lý các công nghệ này. Chúng ta không thể trốn tránh thực tế rằng một số công việc sẽ mất đi. Những con người làm những công việc đó phải được tái huấn luyện để tiếp tục đóng góp. Trong khi các nước khác dẫn đầu trong việc nắm bắt cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, các nước ASEAN đến nay vẫn không theo kịp. Đó là vấn đề khi mà Trung Quốc, từ một công xưởng trung tâm, có một kế hoạch rõ ràng tại chỗ. Những nước như Việt Nam và Thái Lan đang dần dần nổi lên như là các cơ sở sản xuất theo như chọn lựa của họ, một phần là vì chi phí gia tăng ở Trung Quốc. Nhưng với Trung Quốc đang vượt qua ASEAN với kế hoạch “Made in China 2025”, có một nguy cơ là nếu vấn đề lao động và Công nghiệp 4.0 không nhanh chóng giải quyết bởi ASEAN, một số các cơ sở sản xuất của các nước này sẽ được chuyển trở lại Trung Quốc.

Nhằm nắm lấy cơ hội mà Công nghiệp 4.0 đưa đến, lực lượng lao động cần phải được chuẩn bị và trang bị bằng các kỹ năng đúng đắn. Trong một môi cảnh ASEAN, điều này sẽ thể hiện những nhu cầu chưa từng có đối với lực lượng lao động cần được giải quyết, để giữ cho các nước duy trì tính cạnh tranh.

Bóng ma tự động hoá

Các nước ASEAN có lịch sử dựa vào lao động tay nghề thấp như là lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, Indonesia là một trong những nước đang phát triển lớn, vẫn dựa vào sản xuất cơ bản và tỷ lệ giá trị gia tăng sản xuất của họ bằng 1/5 tỷ lệ của các nước công nghiệp tiên tiến hơn.

Do đó, sự chuyển dịch toàn cầu về tự động hoá đang là hai hướng đối với các nước ASEAN. Một là các nước khác sẽ sớm có năng lực sản xuất chi phí thấp. Hai là, một số lượng lớn công việc ở ASEAN sẽ bị đe doạ bởi tự động hoá. Điều này mới được chứng minh bởi tổ chức Lao động thế giới: Việt Nam, Campuchia và Indonesia đối diện với nguy cơ cao nhất về số lao động mất việc do tự động hoá. Đơn cử như ngành ôtô, ASEAN là khối sản xuất lớn thứ bảy thế giới, với hơn 800.000 lao động được sử dụng trong ngành. Phần lớn là lao động tay nghề thấp sẽ bị tác động bởi tự động hoá. Không chỉ những công việc này bị thay thế, mà còn có sự gia tăng cầu về lao động tay nghề cao, với khả năng đáp ứng R&D và kỹ thuật.

Bước đầu tiên đối với các chính phủ là nhận diện một khoảng cách về tay nghề; một số nước bắt đầu nhận ra. Chính phủ Việt Nam mới vừa đưa ra báo cáo cho rằng lao động kỹ năng Việt Nam có thể theo phong trào Lao động tự do, có tỷ lệ thấp nhất trong ASEAN. Bước tiếp theo đối với các chính phủ là giải quyết khoảng cách về tay nghề và chuẩn bị để nắm bắt Công nghiệp 4.0. Điều này đòi hỏi xây dựng và thực hiện một định hướng công nghiệp chiến lược tập trung vào phát triển kỹ năng, bao gồm hợp tác khu vực tư nhân và cơ sở hạ tầng và yêu cầu về vốn. Một chương trình nâng cao năng lực và năng suất trong phạm vi quốc gia cần được triển khai ở các nước ASEAN. Ngoại trừ Singapore, nước đã thông qua Sáng kiến SkillsFuture (Tương lai Kỹ năng), và đã tiến hành.

Tất cả những điều đó là khả dĩ. Để chứng minh, ASEAN có thể xem xét sự chuyển đổi của Hàn Quốc về cải thiện nguồn nhân lực.

Nguồn World Economic Forum/ Tiếp Thị Thế Giới