ASEAN dự kiến áp dụng tiêu chuẩn tôm mới
Theo dự thảo dài 16 trang, "hiện nay có hơn 30 tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản, tất cả với các phạm vi khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua các phương pháp khác nhau và không tiêu chuẩn nào trong số đó được xác định một cách rõ ràng đối với khu vực ASEAN".
"Điều này gây khó khăn và tốn kém cho nông dân và các nhà chế biến để lựa chọn con đường đúng đắn cho sự xác nhận sản phẩm trên thị trường. Kết quả là, từng công việc cho một số tiêu chuẩn khác nhau để đáp ứng yêu cầu của người mua làm tăng thêm chi phí đáng kể", dự thảo cho biết thêm.
Ban chỉ đạo tiêu chuẩn tôm ASEAN cho rằng việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 sẽ tạo điều kiện cho khu vực này trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và đóng vai trò lớn trong ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu.
Ban chỉ đạo này bao gồm hai tổ chức từ Philippines, Trung tâm Phát triển Tambuyog và Liên đoàn Khai thác thủy sản Socsksargen. Các thành viên còn lại là FAIRAGRO, Đại học Kasetsart, Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thủy sản châu Á Thái Bình Dương, Công ty Thai Union Frozen Products (TUF) và Hội đồng Nông dân Thái ở Thái Lan; Hiệp hội Chế biến và Tiếp thị Thủy sản Indonesia, Đại học Surya và Tổ chức bảo tồn Vùng đất ngập nước quốc tế (Wetlands International) tại Indonesia; Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Khai thác và Nuôi trồng Thủy sản bền vững và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); và tổ chức Monterey Bay Aquarium Seafood Watch® và Chicken of the Sea ở Mỹ.
Ban chỉ đạo hoan nghênh các ý kiến đóng góp cho các tiêu chuẩn dự thảo từ nông dân, các chuyên gia và các bên liên quan tham gia vào nuôi tôm cũng như từ công chúng cho đến ngày 10 Tháng 10 năm 2014.