Thứ Tư | 14/11/2012 17:32

ANZ: Lãi suất Việt Nam cao nhất trong 10 nền kinh tế mới nổi châu Á

Lạm phát Việt Nam cũng sẽ ở mức cao nhất trong 6 nước Asean, ANZ cho hay.
Theo báo cáo về Kinh tế toàn cầu và Triển vọng kinh tế Việt Nam mới được ngân hàng ANZ công bố, lãi suất của Việt Nam cao nhất trong 10 nền kinh tế mới nổi tại châu Á.

Cụ thể, tại thời điểm tháng 9/2012, lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam ở 10%/năm, trong khi Ấn Độ là 6%/năm và 8 nền kinh còn lại dao động từ 1,875 - 6%/năm.

ANZ dự báo, đến cuối năm 2012, lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam giảm xuống 9%/năm, nhưng vẫn cao hơn mức 1,875 - 8%/năm của 9 nền kinh tế còn lại.

Nguồn: ANZ/GAFIN
Nguồn: ANZ/GAFIN

Sang năm 2013, xu hướng chính là lãi suất sẽ tăng lên tại các nền kinh tế mới nổi, trong đó ANZ cho rằng lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam sẽ tăng từ 9%/năm cuối năm 2012 lên 11%/năm cuối năm 2013.

Ngoài ra, báo cáo của ANZ cũng nhận định lạm phát năm 2012 của Việt Nam sẽ giữ ở 8%/năm, tăng trưởng kinh tế ở 5,9% và tỷ giá VND/USD là 21.200 đồng.

Cuối năm 2013, tổ chức này dự báo lạm phát Việt Nam sẽ tăng lên 9,4%, nhưng tăng trưởng lại thấp hơn, ở mức 5,7% và tỷ giá VND/USD tăng lên 21.500 đồng.

Nguồn: ANZ
Nguồn: ANZ

So với 5 nước khác trong khu vực Asean (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan), lạm phát Việt Nam ở mức cao nhất.

Nguồn: GAFIN/ANZ
Nguồn: ANZ/GAFIN

Về tăng trưởng, năm 2012 Việt Nam xếp sau Indonesia, Philippines và ngang với Thái Lan. Nhưng sang 2013, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên xếp thứ 2/6 nước, chỉ sau Indonesia.

Nguồn: ANZ/GAFIN
Nguồn: ANZ/GAFIN

Tuy nhiên, so với 5 nước trên, Việt Nam lại là nước có thêm hụt cán cân tài khoản vãng lai lớn nhất vào năm 2013 theo dự báo của ANZ. Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam thâm hụt 3,2% GDP vào năm sau, trong khi Indonesia thâm hụt 1,5% GDP và 4 nước còn lại đều thặng dư.

Ông Aninda Mitra, Trưởng ban Kinh tế Đông Nam Á của ANZ nhận định, Việt Nam đã bình ổn được tình hình kinh tế vĩ mô, nhưng thời gian tới ngân hàng sẽ hạ đòn bẩy. Cần có một chiến lược đúng đắn để cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng để hạn chế nguy cơ sụt giảm tăng trưởng GDP trong dài hạn.

Trên thế giới, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất thường. Mặc dù có nhiều kỳ vọng là kết quả tăng trưởng của Mỹ và Trung Quốc sẽ cải thiện song những rủi ro về chính trị và chính sách vẫn còn.

Diễn biến của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tác động đến toàn bộ châu Á, vì vậy việc lấy lại thăng bằng của Trung Quốc sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng, ông Mitra cho hay.

Nguồn Khampha


Sự kiện