Air Asia luôn khát khao thị trường Việt Nam. Nguồn ảnh:Zing

 
Minh Anh Thứ Sáu | 15/02/2019 16:48

AirAsia: Cuộc chơi mới trên bầu trời Việt

Sau nhiều lần cân lên đặt xuống, hãng này khẳng định sẽ chính thức cất cánh vào đầu tháng 8 này với cuộc chơi hoàn toàn mới.

Thị trường nhìn từ các nước trong khu vực

Cuộc bắt tay giữa AirAsia và Thiên Minh Group có thể sẽ giúp cho thị trường hàng không Việt có thêm sự lựa chọn chứ không phải cuộc đối đầu như các hãng hàng không khác.

Tổng giám đốc AirAsia, chia sẻ hãng không đặt mục tiêu tranh giành thị trường, mà sẽ xây dựng thị trường mới thông qua các đường bay mà ông mong muốn xây dựng như, Kuala Lumpur – Đà Nẵng, Kuala Lumpur – Phú Quốc, Bangkok – Đà Nẵng hoặc Chiang Mai – Đà Nẵng.

AirAsia và Thiên Minh Group (có công ty thành viên la CTCP hàng không Hải Âu - HAA) sẽ sử dụng tối đa nguồn lực và đẩy nhanh tiến trình dự án đầu tư để có thể chính thức nộp bộ hồ sơ xin cấp phép khai thác vận tải hàng không tại Việt Nam.

Thiên Minh và AirAsia đều đã gặp khó khăn trong những cuộc đầu tư trước đó. Thiên Minh không thành công với chiến lược Thủy Phi cơ, AirAsia bất thành trong cuộc bắt tay với Jetstar. Vì vậy, trong cuộc hợp tác lần này, cả 2 đối tác đều khá thận trọng.

AirAsia: Cuoc choi moi tren bau troi Viet
 

AirAsia đang phải đối mặt với những cơn gió ngược từ việc giá nhiên liệu tăng lên và tình trang quá tải. Tất cả các chi nhánh của hãng trừ Malaysia đều bị lỗ từ hoạt động kinh doanh trong quý III vừa qua, trong khi biên lãi thuần giảm 2/3 vì chi phí tài chính tăng. Ông Raymond Yap, chuyên gia tại CIMB Research, nhận định đó là “sự khởi đầu của quãng thời gian khó khăn phía trước”. Thị trường Việt Nam được mong đợi sẽ tạo ra một sức bật mới cho AirAsia như đã từng xảy ra tại Thái Lan.

Trong thời điểm thị trường hàng không Thái Lan đang sụt giảm và không còn thị phần tăng trưởng, các thị trường Cambodia, Myanmar, Philippines… không nhiều sức bật thì Việt Nam được đánh già nhiều tiềm năng.

Air Asia chưa bao giờ muốn từ bỏ Việt Nam

"Nếu muốn là hãng hàng không của ASEAN, AirAsia phải đến Việt Nam" trong Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2018, ông Tony đã chia sẻ.

Câu chuyện của AirAsia tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2005, khi hãng này đã nhận ra tiềm năng của thị trương này. Khi ấy, AirAsia đã muốn liên doanh với Jetstar Pacific nhưng cuối cùng lại thua về tay Qantas. Sau đó, hãng hàng không giá rẻ của Malaysia cũng thực hiện 2 nỗ lực liên doanh nữa vào năm 2007 và 2010 cũng không thành công do rào cản về luật. Nếu dự án này thành công, Air Asia hoàn thành nguyện vọng vào Việt Nam từ nhiều năm nay.

AirAsia: Cuoc choi moi tren bau troi Viet
Tăng trưởng thị trường hàng không tại thị trường của các nước Asean. Ảnh: VCSC/Soha.

Hiện thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn khi tăng trưởng tốt suốt thập kỷ qua. Cụ thể, Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế (IATA), cho biết đây là một trong những thị trường nóng nhất toàn cầu với mức tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, vượt trội nếu so sánh với mức 7,9% của khu vực châu Á Thái Bình Dương, cũng là nơi ngành hàng không đang tăng trưởng cao.

AirAsia cũng bày tỏ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn được đầu tư vào hai sân bay lớn tại khu vực miền Trung Việt Nam là Chu Lai và Phú Bài. Trước đó, AirAsia hy vọng được tạo điều kiện để có thể khảo sát kỹ hơn, vì rõ ràng cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của ngành hàng không.

Sự tham gia của AirAsia và Thiên Minh Group tại thời điểm nhiều hãng hàng không trong nước cũng đẩy mạnh đầu tư. Đầu năm nay, Bamboo Airwways do ông Trịnh Văn Quyết là chủ đầu tư đã cất cánh, trở thành hãng hàng không thứ 5 của Việt Nam.

Hồi giữa tháng 1, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel cũng bày tỏ dự định muốn thành lập Vietravel Airlines, có văn phòng đặt tại Huế. Bên cạnh đó, hãng hàng không Vietstar Airlines cũng đang quyết tâm xin được bay trong thời gian sắp tới. Liệu rằng, bầu trời Việt có diễn ra một cuộc cạnh tranh giành thị phần trong thời gian tới?