Thứ Hai | 11/08/2014 09:01

Ai đang làm chủ cuộc chơi trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khối ngoại giữ vai trò tạo lập và điều phối thị trường trong khi đó nhóm tự doanh chứng khoán co hẹp dần. Đó là bức tranh về TTCK Việt Nam 2014.

Điệp khúc nhà đầu tưnước ngoài "mua mạnh tạo đáy, bán ròng mạnh tạo đỉnh" khiếncho nhiều nhà đầu tư phân tích động thái của khối ngoại thời gian gần đây lo sợ.

Nếu phân tích qua cácdữ liệu về giao dịch và tỉ trọng giao dịch của khối ngoại so vớitoàn thị trường thấy rõ nhà đầu tư cá nhân trong nước thời gian quachiếm tỉ trọng khá cao trong giao dịch toàn thị trường.

Nhà đầu tư cá nhân chiếmvị thế mua bán lớn, cái nhìn từ TTCK Thái Lan

Diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) ViệtNam những năm qua cũng tương tự thời kỳ chứng khoán Thái Lan sau khủnghoảng tài chính năm 1997. Bốn năm sau khủng hoảng tài chính SET-Indexhồi phục từ năm 2001, nhà đầu tư cá nhân chiếm ưu thế ở vị thếmua trên SET-Index.

Nhàđầu tư nước ngoài (màu xanh lơ), đã mua rất mạnh trong quá trình SET giảmđiểm từ năm 1996 tới năm 1998. Sau đó trở đi, họ đã không chiếm được ưu thế nàycho tới hết năm 2003.

Một kịch bản tương tự diễn ra với TTCK Việt Nam sau 4 năm khủng hoảng tài chính2008.

Khối ngoại mua vào khá mạnh kể từ 2012. Năm 2012, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)vào Việt Nam là 300 triệu USD, con số của năm 2013 là 315 triệu USD.

Đến tháng8/2014 thì FII vào Việt Nam trên 200 triệu USD. Có thể thấy, những gì khốingoại hành động trên TTCK Việt Nam như là lặp lại những gì đã diễn ra ởTTCK Thái Lan năm 2001 (cũng là 4 năm sau khủng hoảng 1997).

aaa

Trong quá trình chỉ số chứng khoán (SET) suy giảm gần 50% thì nhà đầu tư nội địa nhỏ lẻ vẫn chiếm ưu thế rất lớn (màu tím). Họ đã chiếm vị thế muamạnh từ thời điểm SET bắt đầu hồi phục nhẹ .Và sau đó từ 1999 tới 2003, họ là những ngườichiếm ưu thế ở vị thế mua trên thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước ( màu vàng), gần như đã lỡ nhịptừ 1995 tới sau 2003, khi thị trường ở đỉnh cao họ đã mua khá nhiều, nhưng từkhi chạm đáy tới sau 2003, họ gần như không tham gia nhiều ( chỉ tầm 1/15 NDTcá nhân so về quy mô).

Khối ngoại trên TTCK Việt Nam tuy không chiếmvị thế mua áp đảo nhưng giữ vai trò điều phối và tạo lập thị trường

Giao dịch trên HOSE 8 tháng đầu năm 2014

Từ các quỹ ETF VNM,FTSE đến các quỹ đầu tư như Dragon Capital, Vinacapital, PXP Capital, Mekong Capital....đa số danh muc đầu tư vào TTCK Việt Nam là bluechip hoặc cácmã vốn hóa lớn nên vai trò điều tiết và dẫn dắt thị trường củakhối này rất lớn.

Khi động thái bán ra hay mua vào của khối ngoại tác động rất lớn đến VN-Index mặc dù vị thế mua hay bán của khối này chỉ chiếm 10-15% toàn thị trường.

Điều này có thể giải thích ở nhiều góc độ khác nhau như VN-Index bị ảnh hưởng quá lớn của top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn. Tính trung bình 2-3 tháng qua, top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn đóng góp hơn 70%-80% tăng giảm của toàn bộ thị trường. Đặc biệt như GAS cổ phiếu ưa thích của khối ngoại, hiện GAS chiếm 20% vốn hóa toàn thị trường, chỉ cần mỗi ngày GAS dao động 1000 đồng (1%) thì tác động lên VN Index 0,2%.

Nhóm nhà đầu tư cánhân trong nước tuy chiếm vị thế mua hay bán so với toàn thị trườngmang tính áp đảo (gần 80%) nhưng 2-3 năm nhóm này không đảm nhiệm đượcvai trò dẫn dắt hay điều tiết thị trường. Một phần các nhà đầu tưcá nhân trong nước đa phần là đầu cơ, không trường vốn so với khốingoại.

Sự kiện Biển Đông tháng 5/ 2014 thể hiện rất rỏ vai trò điều tiết và dẫn dắt của khối ngoạiso với nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước. Trong khi nhà đầu tư trongnước bán cổ phiếu bằng mọi giá thì khối nhà đầu tư nước ngoài mua vàomạnh nhất so với các tháng trước.

Giao dịch của tự doanh các công ty chứng khoán chiếm tỉ trọngthấp

Giao dịch của tư doanh các công ty chứng khoán chiếm khoảng2-3% thị trường. Điều này lý giải khá rõ chiến lược phát triển củacác công ty chứng khoán lớn trên TTCK Việt Nam như Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Hồ Chí Minh (HCM), Kim Long (KLS),VNDirect (VND)...

Giao dịch của tư doanh các công ty chứng khoán một tháng qua
Giao dịch của tư doanh các công ty chứng khoán một tháng qua

Mỗi công ty điều cócâu chuyên để lý giải vì sao mảng tự doanh bị co hẹp lại so với thờiđiểm 3-4 năm về trước. SSI đó là câu chuyện chuyển hoạt động đầu tưvề "Quỹ tầm nhìn" và chiến lược đầu tư chủ yếu vào các công ty liênkết trong lĩnh vực nông nghiệp. Nói nôm na, SSI đặt nặng vấn đề đầutư dài hạn hơn là kiểu lướt sóng ngắn hạn mà rủi ro cao.

HCM số dư tiền mặtkhá lớn, nhưng sử dụng tiền chủ yếu vào kênh trái phiếu trên thịtrường 2 (interbank) và dùng để cho nhà đầu tư cá nhân vay tiền marginhơn là đẩy mạnh hoạt động lướt sóng ngắn hạn trên thị trường.

Đối với KLS, phầnlớn trong cơ cấu tài sản là gửi tiết kiệm khi hoạt động tự doanh mộtthời đình đám của KLS đã bị co hẹp lại. VND cũng là câu chuyên tươngtự.