Thứ Bảy | 13/09/2014 16:18

ADB: Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào

Trong 24 nền kinh tế được ADB nghiên cứu, Việt Nam xếp thứ 16, bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn bản khoa học.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist IntelligenceUnit (EIU) vừa công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, bổ sungMỹ và Phần Lan (nhằm mục đích so sánh). Báo cáo này đo khả năng sáng tạo của các nước - yếu tố quantrọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.

KTVN-4756-1410586580.jpg

Sức sáng tạo ở cả đầu vào lẫn đầu ra của kinh tế Việt Nam đều ở phía sau danhsách. Ảnh: Zuma

Những năm gần đây, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đã tăng trưởng khátốt. Trong đó, một số nước đầu tư mạnh vào sáng tạo và nghiên cứu - phát triển (R&D). CPI sẽgiúp các nhà hoạch định chính sách biết cách tăng cường sáng tạo và đột phá tại châu Á.

Chỉ số này đo khả năng sáng tạo của các nền kinh tế dựa trên "Đầu vào" và "Đầura". Ở phương diện đầu vào, khả năng sáng tạo được tính theo 3 nhóm lớn: mức độ sáng tạo, động cơsáng tạo và độ thuận lợi của môi trường cho sáng tạo. "Đầu ra" được cân nhắc trên cả các tiêu chítruyền thống, như số bằng sáng chế, và các tiêu chí nhằm tạo ra tri thức.

CPI chỉ tập trung vào "hiệu suất", đo cách thức các nền kinh tế chuyển yếu tố đầuvào (kỹ năng, cơ sở vật chất) thành đầu ra (số bằng sáng chế, ấn bản khoa học). Theo đó, Nhật Bảnlà nước đứng đầu khu vực châu Á, theo sau là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Dù chỉ xếp thứ 8 vềđầu vào, nước này được đánh giá rất tốt về khả năng tận dụng tài nguyên để chuyển thành đầu ra, nhưsố bằng sáng chế trên đầu người.

Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạođược đánh giá chỉ ở mức trung bình, với cả "Đầu vào" và "Đầu ra" đứng ở nửa cuối danh sách. Tínhriêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và TháiLan.

Các tiêu chí cần ưu tiên cải thiện về "Đầu vào" của Việt Nam là lọt top 500trường Đại học, tốc độ phổ cập tài chính vi mô và khả năng trả nợ. ADB nhận xét Việt Nam còn gặpnhiều thách thức trong việc cung cấp nhân lực, với 27,2 điểm trên 100. Dù hơn 90% dân số biết chữ,hệ thống trường lớp và chương trình học của Việt Nam được đánh giá đã lỗi thời. Các kỹ năng của laođộng trong ngành dịch vụ, IT và tài chính - ngân hàng cũng còn thiếu. Bên cạnh đó, dù độ năng độngcủa các công ty ở mức trung bình, rủi ro về bất ổn trong nhân công cũng là mối lo với các doanhnghiệp.

Tương tự, tiêu chí "Đầu ra" cần cải thiện là số bằng sáng chế, các ấn bản khoahọc và sách, do vẫn ở mức trung bình so với mặt bằng chung. ADB cũng cho rằng Việt Nam cần cảithiện chất lượng và phương hướng bậc giáo dục đại học.

Nguồn VnExpress


Sự kiện