ADB: Dự trữ ngoại hối Việt Nam đủ 2,4 tháng nhập khẩu
Thặng dư cán cân thương mại 6 tháng đầu năm ước tính ở mức 4 tỷ USD, so với mức thâm hụt 2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2011. Doanh thu từ du lịch tăng, nhưng kiều hối giảm. Thặng dư tài khoản thanh toán ước tính ở mức 4,8 tỷ USD, trái ngược so với mức thâm hụt 1,1 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Ước tính sơ bộ của ADB cũng cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài đã ổn định ở mức 3,8 tỷ USD trong nửa đầu năm.
Dòng vốn từ bên ngoài và tỷ giá hối đoái ổn định cho phép các Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng dự trữ ngoại hối lên mức đủ để trang trải khoảng 2,4 tháng nhập khẩu, báo cáo đánh giá.
Theo biểu đồ, mức dự trữ ngoại hối khoảng 2,4 tháng nhập khẩu tính đến quý II/2012 là cao nhất kể từ quý I/2010.
quan đến lãi suất, ADB cho hay, lãi suất dần được hạ xuống, đảm bảo lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng thực dương, giá vàng trong nước thấp làm tăng sức hấp dẫn tương đối của các tài sản bằng tiền đồng.
Lạm phát giảm sâu đã tạo điều kiện cho NHNN giảm các mức lãi suất chủ chốt 5 điểm cơ bản, hiện lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu xuống lần lượt 10% và 8%/năm.
Bên cạnh đó, NHNN lại đưa ra quy định trần lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ một số khách hàng vay ưu tiên nhất định. Lãi suất cho vay trung bình bằng tiền đồng ước tính giảm xuống còn 13 % - 15%/năm trong tháng 8, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao trong điều kiện thực tế đối với nhiều khách hàng vay.
Song, ADB đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ bị hạn chế bởi quy định trần lãi suất và bất ổn trong sức khỏe tài chính của các ngân hàng, khiến các ngân hàng thận trọng trong việc cho vay lẫn nhau.
Theo chuyên gia của ADB, NHNN phải đặt trần lãi suất là do một số ngân hàng yếu do không đi vay được ngân hàng bạn đã tìm cách đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút vốn từ dân cư. Do vậy, chỉ đến khi thanh khoản của các ngân hàng yếu và nợ xấu của các ngân hàng cải thiện thì Chính phủ mới có thể dỡ bỏ được trần lãi suất.
Nguồn Khampha