Thứ Tư | 01/05/2013 09:25

85% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên liệu cho sản xuất

Trên 85% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và gia công xuất khẩu.
Ông Đào Ngọc Chương, Vụ phó Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dươngcho biết: Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến năm 2000. Trong giai đoạn này kimngạch mậu dịch hai nước từ mức 300 triệu USD tăng lên 2,9 tỷ USD năm 2000. Giai đoạn này, cán cânthương mại cơ bản cân bằng và có năm Việt Nam xuất siêu ở mức nhỏ. Buôn bán chủ yếu là trao đổi quabiên giới chiếm trên 80%. Cơ cấu hàng xuất khẩu đơn giản. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu là khoáng sản,hàng nông sản, thủy hải sản thu gom. Nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn này tới 90% là hàng tiêudùng.

Từ năm 2001 (năm 2001 là năm đầu tiên Việt Nam có nhập siêu từTrung Quốc 210 triệu USD) đến nay, cùng với kim ngạch mậu dịch tăng lên nhanh chóng từ năm 2001 là3 tỷ USD lên 41,2 tỷ USD năm 2012. Mức nhập siêu cũng tăng lên từ 210 triệu USD lên 16,3 tỷ USD vàonăm 2012.

Về cơ cấu hàng nhập khẩu giai đoạn này đã có sự thay đổi cơ bản.Đến nay, trên 85% hàng nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và phục vụ gia côngxuất khẩu. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến nhập siêu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào thịtrường Trung Quốc cả về mặt hàng lẫn cơ cấu.

Để giải quyết cơ bản tình trạng nhập siêu chung đối với nền kinh tếcủa Việt Nam, Chính phủ đã sớm sửa đổi, điều chỉnh Luật Đầu tư nhằm thu hút dòng đầu tư nước ngoàivào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất đầu vào cho công nghiệp như lọc hóa dầu, xi măng, sắtthép, vật liệu xây dựng. Nhờ đó, sản phẩm của các lĩnh vực này được sản xuất trong nước dần đáp ứngyêu cầu nội địa, thậm chí có sản phẩm xuất khẩu.

Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành các chính sách ưu đãi thu hútđầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ gia công xuất khẩu và nâng cao giá trịhàng xuất khẩu Việt Nam. Kết quả của các chính sách trên đến nay đã dần phát huy tác dụng đối vớiviệc giảm lệ thuộc vào thị trường nhập khẩu và chủ động trong điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam.

Mặt khác, trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam -Trung Quốc, tại Kỳ họp Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 vừa diễnra tại Hà Nội, hai bên đã thống nhất một loạt các biện pháp thu hẹp nhập siêu từ Trung Quốc, gồm:Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào Trung Quốc, đặc biệt làcác nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam như: nông sản, thủy sản, rau quả, gạo, cao su...

Việt Nam khuyến khích Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vựcgia công, chế biến nâng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trước đây sang Trung Quốc ở dạngthô, giá trị gia tăng thấp... mà Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ lâu dài trên thị trường của mình vàxuất khẩu sang nước thứ 3.

Việt Nam khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc xâydựng các khu công nghiệp và Khu chế xuất tại Việt Nam nhằm thu hút các ngành công nghiệp có thếmạnh của Trung Quốc sang đầu tư, sản xuất các ngành mà Việt Nam có nhu cầu và ưu đãi như phát triểncông nghiệp phụ trợ, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp và nguyên phụ liệu cho ngành côngnghiệp gia công xuất khẩu.

Trước đây, Khu chế xuất Linh Trung, nay thêm khu Việt Nam- ThâmQuyến (tại Hải Phòng) và Long Giang (tại Tiền Giang). Đây là hai KCN Trung Quốc đầu tư vào Việt Namnhằm thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư. Hiện nay, Việt Nam cũng đang khuyến khích doanh nghiệpTrung Quốc ở các lĩnh vực mũi nhọn như công nghiệp chế biến, gia công... đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam đề nghị Trung Quốc lựa chọn tiến cử các doanh nghiệp có uytín, thực lực tham gia danh mục các dự án liên quan đến quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tếthương mại Việt Nam - Trung Quốc đã được Chính phủ hai nước phê duyệt. Đây là bước quan trọng gópphần quan trọng vào thay đổi cơ cấu kinh tế, giảm nhập siêu và sự phụ thuộc hàng nhập khẩu từ TrungQuốc.Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trong ngắn hạn.

Nguồn VOV News


Sự kiện