7h sáng nay, tàu ngầm Kilo Hà Nội tới quần đảo Trường Sa
Tàu ngầm Kilo sẽ về nước chậm 1 ngày
Theo thông tin trực tuyến của chuyên trang theo dõi hành trình tàuthuyền vận tải trên biển Marinetraffic.com, tàu Rolldock Sea chở tàu ngầm Kilo Hà Nội đã chính thứcnhổ neo, rời cảng Singapore, khởi hành về Việt Nam vào lúc 16h58 UTC (tức 23h58 giờ Việt Nam).
Vào lúc 20h55 UTC, tức 04h55 sáng ngày 29/12 (giờ Việt Nam), tàuRolldock Sea đã hành trình ra khỏi eo biển Singapore. Lúc này tàu ở vị trí 1.326572N/104.3854E(1.32 độ vĩ bắc và 104.38 độ kinh đông), di chuyển theo hướng 47 độ với vận tốc 12,5 hải lý/h.
Theo thông tin trên trang web này, điểm đến tiếp theo và cũng làđiểm dừng chân cuối cùng của tàu Rolldock Sea là cảng Cam Ranh của Việt Nam. Thời gian dự kiến đếncảng theo tính toán của Marinetraffic.com là 08h00 UTC ngày 31/12 (tức 15h00 ngày 31/12 tính theogiờ Việt Nam). Như vậy, tàu ngầm Kilo sẽ về Việt Nam chậm 1 ngày so với dự tính ban đầu là ngày30/12.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này xuất phát từ việc Rolldock Sea đãdừng lại ở cảng Singapore quá lâu (16 tiếng) và do hải trình của tàu sẽ tuân thủ theo hành langhàng hải quốc tế chứ không đi thẳng từ Singapore đến Cam Ranh. Điều này cũng phù hợp với đánh giálộ trình trên trang Web chuyên về cảng biển quốc tế Ports.com.
Theo trang Web này, tổng hành trình mà Rolldock Sea phải di chuyểntừ cảng Singapore đến cảng Cam Ranh là 958 hải lý, hành trình theo đường gấp khúc, trong đó có mộtđoạn di chuyển ngang khá dài làm kéo dài quãng đường và thời gian tàu về Việt Nam.
Tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội
Với tốc độ trung bình khoảng 14 hải lý/h, tàu Rolldock Sea sẽ cầntới 68h mới về đến cảng Cam Ranh, mà nó xuất phát từ gần 00h00 UTC ngày 29/12. Như vậy, thời giandự kiến là 08h00 UTC ngày 31/12, Rolldock Sea về đến cảng Cam Ranh là thời gian sớm nhất, có thể sẽcòn muộn hơn một chút.
Khoảng 07h00 ngày 30/12/2013, Rolldock Sea đến ngang quầnđảo Trường Sa
Cũng theo số liệu của 2 trang Web chuyên về vận tải biển này, trênlộ trình trước khi về đến Việt Nam, tàu Rolldock Sea hành trình một mình, không có tàu hộ tống. Tấtcả các số liệu có liên quan từ cảng đến, cảng đi, hành trình trên biển…, đều thể hiện duy nhất hànhtrình của tàu vận tải này. Sau khi tàu đến lãnh hải Việt Nam, việc có lực lượng tham gia hộ tốnghay không thì không rõ.
Theo lộ trình này, tàu Rolldock Sea sẽ di chuyển theo hướng nam-bắcdọc theo kinh độ 105 (chạy qua điểm cực nam Tổ quốc ở tỉnh Cà Mau), đến khu vực giao cắt với vĩtuyến 7 độ vĩ bắc, qua điểm cực tây nam của quần đảo Trường Sa một chút là bãi Tư Chính(7°26'14"N/109°39'36"E) thì nó bắt đầu rẽ sang hướng đông và di chuyển theo hành lang 7 độ vĩbắc.
Lúc gần 05h00 ngày 29/12 (giờ Việt Nam), tàu Rolldock Sea đã vượtqua eo biển Singapore, ở tọa độ 1.326572N/104.3854E. Nó sẽ đi thẳng tiếp đến kinh độ 105, sau đóngoặt trái, hành trình theo hướng nam - bắc, chạy thẳng lên điểm quặt ngang 7 độ vĩ bắc.
Như vậy để đến được ngang khu vực Trường Sa, Rolldock Sea cần vượtquãng đường khoảng gần 7 độ, mỗi độ = 111,7km (tương đương khoảng 780 km ≈ 425 hải lý).
Lộ trình di chuyển của Rolldock Sea từ cảng Singapore đến cảngCam Ranh
Với tốc độ hành trình trung bình 14 hải lý/h, dự kiến Rolldock Seaphải mất thời gian hành trình ít nhất 31h mới chạm đến điểm rẽ, ngang với khu vực quần đảo TrườngSa, lúc đó là vào khoảng 07h00 sáng ngày 30/12. Lúc này nó sẽ đi ngang, di chuyển trong vùng phângiới biển của Việt Nam.
Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Việt Nam đã sẵnsàng
Khi tàu ngầm Kilo Hà Nội về nước thì Trung tâm huấn luyện tàu ngầmCam Ranh cũng đã sẵn sàng. Đây là một cơ sở huấn luyện trên bờ, trông giống như một chiếc tàu ngầmnhưng không có lớp vỏ bên ngoài, nó sẽ được sử dụng để huấn luyện, bồi dưỡng các thao tác cho thủythủ đoàn và nhân viên trên tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.
Trung tâm huấn luyện này do Liên hiệp sản xuất khoa học Avrora -Nga, liên kết với hơn 100 doanh nghiệp cung ứng thiết bị cho tàu ngầm Việt Nam thiết kế, chế tạo.Mô hình này tích hợp 30 thiết bị huấn luyện trong một hệ thống, là sự tổng hợp những thành tựu khoahọc công nghệ của các nhà khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của các thủy thủ tàu ngầm.
Trên những thiết bị này có thể giúp các học viên nghiên cứu phươngpháp thao tác và vận hành tàu ngầm trong điều kiện hoạt động thông thường cũng như huấn luyện cáchxử lý tình huống của thủy thủ đoàn trong những tình huống bất thường, ứng cứu khẩn cấp cho đến mứcbáo động cao nhất.
Kết cấu của Trung tâm đào tạo được xây dựng trên cơ chế chuyển độngtrên ba mặt phẳng, thể hiện tình hình thực tế trên biển trong điều kiện sóng lớn, rung chấn,nghiêng mạn lúc lặn và nổi lên mặt nước. Khi thực hiện một thao tác sai, ngay lập tức thủy thủ sẽcó cảm nhận sàn sẽ xô lệch hay trồi sụt bất thường y hệt tình huống của một con tàu thật.
Các thủy thủ có thể được huấn luyện thoát hiểm qua các ống phónglôi
Điểm trong tâm là cấu tạo trung tâm tập luyện này đặc biệt chútrọng đến khả năng sinh tồn của thủy thủ. Tại trung tâm thiết kế một đầm sâu đặc biệt có cơ chế tạokhói, thủy thủ sẽ huấn luyện công tác sửa chữa, cứu hỏa trong môi trường cháy nổ hoặc thoát hiểmkhẩn cấp qua đường ống phóng ngư lôi.
Trong thời gian hai năm xây dựng trung tâm huấn luyện, đội ngũ viêntương lai của trung tâm này bao gồm gần 50 sĩ quan và giảng viên cũng trải qua khóa đào tạo đặcbiệt tại Saint-Peterburg. Trong đó có các nhân viên thao tác hệ thống, học tập về vận hành các phầnmềm điều khiển trung tâm, xử lý các tình huống… Toàn bộ giáo trình và ngôn ngữ giảng dạy đều bằngtiếng Nga.
Các giáo viên tương lai phải trải qua khóa học tiếng Nga trong mộtnăm rưỡi, sau đó họ phải nắm vững chi tiết kết cấu, nguyên lý hoạt động của từng bộ phận cấu thànhtrên tất cả các hệ thống trong trung tâm đào tạo và được thực hành lý thuyết trên tàu ngầm thậtđang hoạt động trên biển.
Tất cả các khóa trình đều rải qua các kỳ sát hạch khắc nghiệt vàcác giáo viên tương lai của Việt Nam đều đạt kết quả rất tốt. Ngày 5/11 năm nay, Trung tâm đã xâydựng xong và chính thức bàn giao cho phía Việt Nam, tốp giáo viên và huấn luyện viên của Việt Namcũng đã về nước và sẽ chính thức chính thức bắt tay vào công tác giảng dạy huấn luyện các thủy thủvà nhân viên kỹ thuật tàu ngầm Việt Nam.
Toàn Thắng (tổng hợp)
Nguồn PetroTimes