Thứ Hai | 14/04/2014 09:37

7 CTCK vi phạm tỷ lệ an toàn vốn khả dụng

Tính đến 11/4/2014 đã có gần 80 công ty chứng khoán (CTCK) công bố báo cáo an toàn tài chính năm 2013.

Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định về tỷ lệ an toàn tài chính có hiệu lực từ tháng 4/2011. Theođó, các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180% là vi phạm chỉ tiêu an toàn tài chính, đặc biệt nếu tỷlệ vốn khả dụng dưới 120% sẽ bị rơi vào tình trạng cảnh báo đặc biệt.

7 CTCK rơi vào diện cảnh báo

Theo thống kê của Người Đồng Hành, hiện có 7 CTCK đang vi phạm tỷ lệ an toàn vốn khả dụng. Trongđó, đáng chú ý là CTCK Artex (ART) với tỷ lệ an toàn vốn khả dụng chỉ có 48%. Theo báo cáo của côngty, tổng giá trị rủi ro thanh toán của Artex lên tới 187,97 tỷ đồng, chiếm hơn 87% tổng giá trị rủiro của công ty. Theo thuyết minh, Artex đang ghi nhận một khoản rủi ro thanh toán quá hạn trên 60ngày lên tới 151,5 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn khả dụng của Artex chỉ có 102,617 tỷ đồng. Như vậy,Artex hiện đang rơi vào tình trạng cảnh cáo đặc biệt.

6 CTCK còn lại đang có tỷ lệ an toàn tài chính dưới 180% là Chứng khoán Sen Vàng (GLS), Chứngkhoán Beta (BSI), Chứng khoán An Bình (ABS), Chứng khoán Vina (VNSC), Chứng khoán Phú Hưng (PHS) vàChứng khoán Phương Đông (ORS).

15 CTCK có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng cao nhất

Ở chiều ngược lại, theo thống kê của Người Đồng Hành, một vài cái tên trong số 15 CTCK có tỷ lệan toàn tài chính cao nhất lại khiến nhiều người phải "lục lại trí nhớ" vì đã lâu không còn xuấthiện.

Dẫn đầu bảng xếp hạng này là CTCK Quốc Gia (NSI) với tỷ lệ an toàn vốn là 1.787,89%. Tổng giátrị rủi ro của NSI chỉ có hơn 7,4 tỷ đồng trong khi vốn khả dụng lên tới 132,375 tỷ đồng. Đứng thứhai là CTCK Navibank (NVS) với tỷ lệ an toàn vốn khả dụng là 1.263,61%.

Tuy nhiên, trong top đầu về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng này cũng có những CTCK thuộc vào nhómnhững CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới như SSI, HSC, VND, FPTS, BVS…

Xét bình quân, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của 79 CTCK được thống kê là 325,109%. Cũng theo thốngkê, tổng giá trị rủi ro của các CTCK tính đến cuối năm 2013 là 10.166 tỷ đồng, tổng giá trị vốn khảdụng là 33.053 tỷ đồng.


(Click vào hình để phóng to)

CTCK dẫn đầu về giá trị vốn khả dụng là Chứng khoán Sài Gòn (SSI) với hơn 5.047,03 tỷ đồng, tiếptheo là Chứng khoán Nông nghiệp (AGR) với 2.595,58 tỷ đồng.

Trong khi đó, Chứng khoán Viễn Đông (VDSE) chỉ có 9,84 tỷ đồng vốn khả dụng, thấp nhất thịtrường. Tỷ lệ an toàn vốn của VDSE hiện là 192%, cũng ở sát mức báo động (180% theo quy định).

Thông tư 226/2010/TT-BTC:

1. Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thịtrường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lợi.

2. Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối táckhông thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.

3. Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹthuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, hoặc do thiếuvốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, hoặc do các nguyên nhânkhách quan khác.

4. Tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giátrị rủi ro hoạt động.

5. Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90)ngày.

6. Tỷ lệ vốn khả dụng là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro.

Nguồn NDH


Sự kiện