5 thông tin kinh tế nổi bật tuần qua
Nhận định trên được đưa ra trong thông cáo báo chí về cuộc họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ cuối.
Theo văn bản này, Chính phủ nhận định, dù trong quý I, nền kinh tế đã đạt được những kết quả nhất định, tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn cùng kỳ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản vẫn ở mức cao. Lạm phát được kiềm chế song chưa vững chắc.
Tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản chậm được giải quyết…
Để thực hiện tốt mục tiêu kinh tế xã hội cả năm 2013, Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện hàng loạt giải pháp.
Trong đó, Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai Nghị quyết 01 và 02; kiểm soát tỷ giá, hạ lãi suất cho vay đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện để doanh nghiệp thực sự tiếp cận được vốn; tiếp tục nghiên cứu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường nhà ở...
Giá xăng bất ngờ tăng hơn 1.400 đồng
Với mức tăng áp dụng từ 20h ngày 28/3, giá xăng bán lẻ trong nước đã lập kỷ lục mớ 24.580 đồng/lít. Giá các mặt hàng dầu khác cũng tăng từ 362 - 807 đồng/lít.
Cùng với việc điều chỉnh giá xăng dầu, Liên bộ Tài chính - Công thương cũng quyết định doanh nghiệp ngừng sử dụng quỹ bình ổn giá và trích lại lợi nhuận định mức 300 đồng/lít xăng.
Việc tăng giá xăng dầu lần này được coi là rất bất ngờ khi trước đó các nguồn tin cho biết doanh nghiệp xăng dầu đang lãi khoảng 1.000 đồng/lít xăng (tính cả khi đã sử dụng quỹ bình ổn).
Theo thông báo của các cơ quan chức năng, nguyên nhân của việc tăng giá xăng lần này là do quỹ bình ổn giá đã hết, trong khi giá xăng dầu bán lẻ của Việt Nam thấp hơn các nước có chung đường biên giới, dẫn đến tình trạng buôn lậu diễn ra phức tạp.
GDP quý I/2013 tăng trưởng 4,89%
Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng 4,75% của cùng kỳ 2012, tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2010 và 2011.
Trong tăng trưởng quý I năm nay, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây (2010 tăng 4,08%, 2011 tăng 3,35%, 2012 tăng 2,81%) chủ yếu do gặp khó khăn trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có mức tăng thấp nhất trong những năm gần đây (2010 tăng 5,21%, 2011 tăng 7,74%, 2012 tăng 5,8%).
Có được tốc độ tăng GDP quý I năm nay ở mức 4,89% chủ yếu do khu vực dịch vụ tăng cao hơn ở mức 5,65%.
Gần 1 triệu người thất nghiệp trong quý I/2013
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong quý I năm nay, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 993 nghìn người, chiếm tỷ lệ 2,1%.
Các năm 2012 và 2011, tỷ lệ này lần lượt là 1,99% và 2,27%.
Khu vực sản xuất thu hút ít lao động nhất trong quý I là 2 khu vực nông nghiệp, thuỷ sản và khu vực công nghiệp.
ANZ hạ dự báo lạm phát Việt Nam 2013 xuống 6-8%
Sau khi Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,19% so tháng trước, ngân hàng ANZ đã công bố bản báo cáo trong đó hạ dự báo lạm phát cả năm 2013 của Việt Nam từ 8-10% đưa ra hồi cuối tháng 1/2013 xuống còn 6-8%. Trong đó, nhiều khả năng kết thúc năm nay, lạm phát của Việt Nam sẽ chỉ ở quanh mức 6%.
Bên cạnh ANZ, báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mới được công bố của JP Morgan cũng điều chỉnh giảm dự báo lạm phát năm 2013 của Việt Nam.
J.P Morgan dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ đạt mức đỉnh 7,7% vào tháng 7 sau đó sẽ hạ nhiệt vào các tháng sau, xuống còn 5,5% vào tháng 12. Kết thúc năm 2013, lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức khoảng 6,6%.
Nguồn Khampha