Thứ Hai | 09/04/2012 06:08

4 ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm gần 50% thị phần dư nợ tín dụng

VietinBank hiện là ngân hàng niêm yết có thị phần dư nợ tín dụng lớn nhất. Trong năm qua, Sacombank và Habubank là 2 ngân hàng có thị phần giảm.
Mới đây, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố đến 31/12/2011, dư nợ tín dụng của ngân hàng này đạt khoảng 209 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 8,1% thị phần của toàn ngành ngân hàng.

Căn cứ vào số liệu trên, có thể thấy tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2011 khoảng 2.580 nghìn tỷ đồng. Dựa vào số liệu dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 của các ngân hàng được công bố trên báo cáo tài chính hợp nhất, có thể tính được thị phần dư nợ tín dụng của một số ngân hàng như sau:

Trong đó, VietinBank (mã CTG) chiếm thị phần lớn nhất trong các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán với 11,4%, đứng sau Agribank và tương đương với BIDV.

Tổng thị phần của 4 ngân hàng TMCP Nhà nước và Nhà nước nắm cổ phần chi phối cuối năm 2011 là 48,8%, tăng nhẹ so với mức 47,5% cuối năm 2010. Như vậy, 4 ngân hàng này đang thống lĩnh thị trường cho vay, khi mà tổng số ngân hàng của Việt Nam hiện khoảng 40 ngân hàng và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước).

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011
Nguồn: Báo cáo tài chính các Ngân hàng năm 2010, 2011/ GAFIN
Đơn vị: nghìn tỷ đồng

So với cuối năm 2010, trong 9 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, Sacombank và Habubank là 2 ngân hàng có thị phần dư nợ tín dụng giảm, đây cũng là ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm trong năm 2011 (Sacombank tăng trưởng tín dụng âm 2% và Habubank âm 4,57%).

Các ngân hàng còn lại có thị phần tín dụng tăng, trong đó VietinBank có mức tăng thị phần mạnh nhất, từ 10,1% cuối năm 2010 lên 11,4% cuối năm 2011.

Về huy động, 9/9 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán đều có nguồn tiền gửi của khách hàng cuối năm 2011 cao hơn cuối năm 2010. Trong đó, ngân hàng có nguồn tiền gửi của khách hàng lớn nhất là VietinBank với tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2011 khoảng 293,4 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn mạnh nhất năm vừa qua lại là MB với mức tăng 49%. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp nhất là Sacombank với chỉ 1%.

Theo số liệu Vietcombank công bố, nguồn vốn huy động từ cá nhân của ngân hàng này cuối năm 2011 chiếm khoảng 14% thị phần toàn ngân hàng. Căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011, có thể thấy được thị phần huy động vốn cá nhân năm 2011 của các ngân hàng niêm yết (trừ Habubank không công bố cụ thể số liệu huy động vốn cá nhân).

Theo biểu đồ, có thể thấy VietinBank dẫn đầu trong 9 ngân hàng về thị phần vốn huy động cá nhân với 16,2%. So với năm 2010, thị phần huy động vốn của VietinBank, Vietcombank có vẻ không đổi.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010, 2011
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các Ngân hàng năm 2010, 2011/ GAFIN

Nhìn vào cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng, có thể thấy tiền gửi của cá nhân hầu như chiếm đa số. Riêng với MB, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tới 65%.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất  2011
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các Ngân hàng năm 2011/GAFIN
Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Việc các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động, gia tăng thị phần phụ thuộc rất lớn vào việc các ngân hàng được bơm thêm vốn, gia tăng tài sản.

Biểu đồ vốn điều lệ và tổng tài sản các ngân hàng cuối năm 2011
Von dieu le tong tai san
Vốn điều lệ (trái) - Tổng tài sản (phải)

Có thể thấy, năm qua ngoại trừ ACB và MB, 7 ngân hàng còn lại đều thực hiện tăng vốn điều lệ. Mặc dù không tăng vốn, nhưng với việc dư nợ cho vay lớn, ACB đã vượt qua Eximbank và Sacombank trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ 4 trong 8 ngân hàng niêm yết.

Bước sang năm 2012, các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng huy động vốn lên hàng đầu, vì cuối năm 2011, cho vay khách hàng chiếm khoảng 65 - 95% tổng tiền gửi khách hàng, đặc biệt một số ngân hàng như VietinBank, Sacombank, Eximbank còn có số dư cho vay khách hàng lớn hơn tổng tiền gửi của khách hàng.

Tiền gửi và cho vay khách hàng năm 2011
Tiền gửi và cho vay khách hàng năm 2011

Để phòng ngừa rủi ro, một số ngân hàng đã tăng vốn điều lệ hoặc lên kế hoạch tăng vốn trong năm 2012 như VietinBank đã tăng vốn lên 26.200 tỷ đồng và mục tiêu cuối năm tăng lên hơn 30.000 tỷ đồng, ACB mục tiêu tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng, MB tăng lên 9.000 tỷ đồng... Việc tăng vốn này sẽ góp phần làm hệ số CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu) của ngân hàng tăng lên, như VietinBank đã đặt chỉ tiêu hệ số CAR năm 2012 trên 10%.

Bên cạnh đó, có một số ngân hàng chọn cách phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn như VietinBank đã tổ chức huy động 500 triệu USD, Vietcombank dự kiến huy động 1 tỷ USD.

Theo lãnh đạo Vietcombank, việc phát hành trái phiếu quốc tế sẽ giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn đáng kể để phục nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong bối cảnh lãi suất huy động USD tại thị trường trong nước chỉ khoảng 2%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi VND (hiện khoảng 13%/năm).

Như vậy, cuộc đua cạnh tranh về thị phần của các ngân hàng nội sẽ ngày càng quyết liệt, trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng giảm dần mà việc giải ngân sẽ được ngân hàng khắt khe hơn nhằm tránh các khoản nợ xấu. Điều này sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh và đẩy mạnh việc chuyển giao sang mô hình ngân hàng bán lẻ.

Nguồn DVT


Sự kiện