Thứ Ba | 21/05/2013 08:40
27 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nợ hơn 54.000 nghìn tỷ đồng
Tổng các khoản đầu tư tài chính của các tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán đến 31/12/2011 là 25.750 tỷ đồng.
Nguy cơ mất vốn lớn
Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 của 271 doanh nghiệp (DN) thuộc 27 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), công ty Nhà nước (CT) cũng như kết quả tư vấn xác định giá trị DN và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị DN cổ phần hóa của 4 DN, cho thấy năm 2011, có 23/27 TĐ, TCT kinh doanh có lãi, đóng góp quan trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra một số đơn vị kinh doanh tuy có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt dưới 5%; 4/27 TĐ, TCT và một số công ty con thuộc các TĐ, TCT thua lỗ, trong đó có Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 1.671 tỷ đồng. Nhiều TĐ, TCT kết quả kinh doanh giảm mạnh so với năm 2010.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, tổng nợ phải thu của 27 TĐ, TCT đến 31/12/2011 là 54.133 tỷ đồng, nợ phải thu trên tổng tài sản là 20,56% và trên vốn chủ sở hữu là 82,97%.
"Về cơ bản, các DN đã quản lý các khoản nợ phải thu theo quy định. Tuy nhiên, một số đơn vị quản lý nợ chưa chặt chẽ để khách hàng chiếm dụng vốn lớn (có đơn vị tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản lên tới 59,8% như Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 thuộc TCT cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam - Vinaincon), nợ xấu cao; ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước dẫn đến nguy cơ mất vốn lớn; chưa phân loại nợ làm cơ sở trích lập dự phòng….; cho các đơn vị cá nhân vay vốn trong khi đang phải đi vay vốn để sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn", Kiểm toán nhà nước báo cáo.
Ngoài ra, theo Kiểm toán nhà nước, tổng các khoản đầu tư tài chính của các TĐ, TCT được kiểm toán đến 31/12/2011 là 25.750 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của một số đơn vị thấp; nhiều công ty liên doanh, liên kết kinh doanh thua lỗ, mất vốn, đặc biệt là các khoản đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán đều thua lỗ.
Cũng theo báo cáo, đa số các DN xác định, kê khai thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chưa đúng nên Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị tăng thu 491,5 tỉ đồng.
Thu nhập lãnh đạo gần 80 triệu đồng/tháng
Thực trạng khác được nêu trong báo cáo này là thu nhập bình quân của các chức danh quản lý thuộc khối văn phòng tại một số TĐ, TCT cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân của các đơn vị thành viên trong TĐ, TCT.
Đơn cử là TCT Vinafood 1, thu nhập bình quân của lãnh đạo năm 2011 là 56,5 triệu đồng/người/tháng, khối văn phòng TCT là 28,4 triệu đồng/người/tháng. Cao hơn là thu nhập của lãnh đạo TCT Vinafood 2 với mức 79,749 triệu đồng/người/tháng, khối văn phòng TCT là 32,9 triệu đồng/người/tháng.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra năm 2011, Vinafood 2 bán USD cho các ngân hàng với tỷ giá cao hơn trần quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc mua bán ngoại tệ thứ ba, cụ thể là bán 259,8 triệu USD cho các ngân hàng thương mại lấy 186,4 triệu EUR, đồng thời bán số EUR này cho VCB lấy VND ngay tại thời điểm nhận để thu được khoản chênh lệch tương đương 189 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 của 271 doanh nghiệp (DN) thuộc 27 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), công ty Nhà nước (CT) cũng như kết quả tư vấn xác định giá trị DN và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị DN cổ phần hóa của 4 DN, cho thấy năm 2011, có 23/27 TĐ, TCT kinh doanh có lãi, đóng góp quan trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra một số đơn vị kinh doanh tuy có lãi nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt dưới 5%; 4/27 TĐ, TCT và một số công ty con thuộc các TĐ, TCT thua lỗ, trong đó có Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ 1.671 tỷ đồng. Nhiều TĐ, TCT kết quả kinh doanh giảm mạnh so với năm 2010.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, tổng nợ phải thu của 27 TĐ, TCT đến 31/12/2011 là 54.133 tỷ đồng, nợ phải thu trên tổng tài sản là 20,56% và trên vốn chủ sở hữu là 82,97%.
"Về cơ bản, các DN đã quản lý các khoản nợ phải thu theo quy định. Tuy nhiên, một số đơn vị quản lý nợ chưa chặt chẽ để khách hàng chiếm dụng vốn lớn (có đơn vị tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản lên tới 59,8% như Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 thuộc TCT cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam - Vinaincon), nợ xấu cao; ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước dẫn đến nguy cơ mất vốn lớn; chưa phân loại nợ làm cơ sở trích lập dự phòng….; cho các đơn vị cá nhân vay vốn trong khi đang phải đi vay vốn để sản xuất kinh doanh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn", Kiểm toán nhà nước báo cáo.
Ngoài ra, theo Kiểm toán nhà nước, tổng các khoản đầu tư tài chính của các TĐ, TCT được kiểm toán đến 31/12/2011 là 25.750 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư của một số đơn vị thấp; nhiều công ty liên doanh, liên kết kinh doanh thua lỗ, mất vốn, đặc biệt là các khoản đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán đều thua lỗ.
Cũng theo báo cáo, đa số các DN xác định, kê khai thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chưa đúng nên Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị tăng thu 491,5 tỉ đồng.
Thu nhập lãnh đạo gần 80 triệu đồng/tháng
Thực trạng khác được nêu trong báo cáo này là thu nhập bình quân của các chức danh quản lý thuộc khối văn phòng tại một số TĐ, TCT cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân của các đơn vị thành viên trong TĐ, TCT.
Đơn cử là TCT Vinafood 1, thu nhập bình quân của lãnh đạo năm 2011 là 56,5 triệu đồng/người/tháng, khối văn phòng TCT là 28,4 triệu đồng/người/tháng. Cao hơn là thu nhập của lãnh đạo TCT Vinafood 2 với mức 79,749 triệu đồng/người/tháng, khối văn phòng TCT là 32,9 triệu đồng/người/tháng.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra năm 2011, Vinafood 2 bán USD cho các ngân hàng với tỷ giá cao hơn trần quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc mua bán ngoại tệ thứ ba, cụ thể là bán 259,8 triệu USD cho các ngân hàng thương mại lấy 186,4 triệu EUR, đồng thời bán số EUR này cho VCB lấy VND ngay tại thời điểm nhận để thu được khoản chênh lệch tương đương 189 tỷ đồng.
Nguồn Thanh niên