10 nhóm hàng hóa nhập khẩu lớn nhất tính đến 15/10
Ảnh minh họa |
Vươn lên đứng đầu trong bảng xếp hạng là máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng với kim ngạch nhập khẩu đạt 14,16 tỷ USD, tăng 11,4% (tăng 1,44 tỷ USD)so với cùng kỳ năm 2012.
Tụt xuống vị trí thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tửvà linh kiện với giá trị kim ngạch 13,99 tỷ USD, tăng 40,4% (tăng 4,02 tỷ USD) so với cùngkỳ.
Điện thoại và linh kiện đứng thứ ba với giá trịkim ngạch 6,47 tỷ USD, tăng 74,8% (tăng 2,77 tỷ USD). Kế đến là vải các loại với6,41 tỷ USD, tăng 18,8% (tăng 1,01 tỷ USD).
Đứng thứ 5 là xăng dầu các loại với giá trị kimngạch 5,48 tỷ USD, giảm 26,6% (giảm 1,98 tỷ USD) so với cùng kỳ 2012.
Không thay đổi so với tháng trước, lượng nhập khẩu mặt hàngsắt thép các loại vẫn tăng với giá trị kim ngạch 5,30 tỷ USD, tăng 10,3% (tăng 496triệu USD). Lượng nhập khẩu thép tăng mà chủ yếu là thép Trung Quốc với giá thành rẻ vẫn là nguyênnhân chính khiến cho các doanh nghiệp thép trong nước gặp muôn vàn khó khăn.
Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ ngày01/01/2013-15/10/2013 và so với cùng kỳ năm 2012. (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Các vị trí tiếp theo thuộc về chất dẻo nguyên liệu; nguyênphụ liệu dệt, may, da, giày; thức ăn gia súc và nguyên liệu với giá trị kim ngạch lần lượtlà 4,47 tỷ USD; 2,89 tỷ USD và 2,55 tỷ USD.
Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng do các doanhnghiệp đang tích cực chuẩn bị cho các đơn hàng cuối năm.
Đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng là kim loại thườngkhác với giá trị kim ngạch đạt 2,25 tỷ USD, tăng 13,5% (tăng 268 triệu USD) so với cùngkỳ.
Như vậy, trong số 10 nhóm hàng hóa nhập khẩu lớn nhất chỉ cóxăng dầu các loại là suy giảm so với cùng kỳ.
Nguồn Thời báo ngân hàng