Thứ Bảy | 28/07/2012 10:19

Việt – Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ

Hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Dưới đây là sơ lược nội dung Tuyên bố chung:

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin, Chủ tịch nước Cộng hòa Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 26 đến ngày30/7/2012.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với thành phần hẹp vàmở rộng với Tổng thống Nga V.V. Putin, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Liên bang NgaDmitry Medvedev, Quyền Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Torosin, Quyền Chủ tịchDuma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga I.I.Mennikov.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Khu tự trị Nenets và dự Lễ đóndòng dầu đầu tiên tại khu mỏ Tây Khosedayuskoye của Liên doanh dầu khí ViệtNam-Nga Rusvietpetro.

Trong hội đàm và các cuộc gặp, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi vềthực trạng và triển vọng phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga, chútrọng đến các lĩnh vực chính trị, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ và nhân văn, trao đổi ýkiến về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Kết quả trao đổi thể hiện sự gần gũi và tương đồng quanđiểm giữa Việt Nam và Nga trên nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực.

1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thốngLiên bang Nga V.V. Putin khẳng định kể từ khi hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiếnlược năm 2001, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực không ngừng được củng cố vàtăng cường, kế thừa xứng đáng truyền thống hữu nghị và tương trợ giữa hai dân tộc. Hai bên nhất trítiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nga trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện.

Nguyên thủ hai nước chủ trương tăng cường đối thoại chính trị ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất,tiếp tục củng cố hơn nữa quan hệ giữa Quốc hội, chính đảng, các ngành và địa phương hai nước, đẩymạnh ngoại giao nhân dân, trong đó có mở rộng giao lưu giữa thanh, thiếu niên hai nước.

Nguyên thủ hai nước ủng hộ đẩy nhanh việc tìm kiếm và cụ thể hóa các khả năng mới về chất nhằm thúcđẩy thương mại hai chiều, bao gồm thông qua biện pháp đa dạng hóa và tự do hóa thương mại, thúc đẩyhợp tác giữa các tổ chức tài chính và ngân hàng hai nước, mở rộng hợp tác đầu tư và tín dụng, cũngnhư quy mô hợp tác trong các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, chế tạo máy, nhiên liệu,năng lượng và các lĩnh vực khác.

Hai bên khẳng định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiềulên 5 tỷ USD vào năm 2015. Nhằm đạt được mục tiêu trên, hai bên cho rằng cần tăng cường quan hệkinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh thuế quan (Liên bang Nga, Cộnghòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan).

Hai bên cam kết đẩy nhanh việc xây dựng hình thức hợp tác tốiưu, bảo đảm được lợi ích của tất cả các bên tham gia, trong đó có tính đến Báo cáo tổng kết củaNhóm nghiên cứu khả thi về ký kết Hiệp định mậu dịch tự do giữa Việt Nam và Liên minh thuếquan.

Nguyên thủ hai nước đánh giá tích cực việc hai bên phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, trongđó có việc xây dựng tại Việt Nam Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và Trung tâm Khoa học và Công nghệhạt nhân. Phía Nga cam kết thực hiện đúng tiến độ thi công và đưa nhà máy điện hạt nhân vào vậnhành an toàn, chất lượng và đúng thời gian quy định.

Việt Nam và Liên bang Nga khẳng định sẽ tiếp tụctạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và công ty liên doanh Việt-Nga, như Liêndoanh Rusvietpetro, Vietsovpetro, Gazpromviet và Vietgazprom, TNK-BP Management, Lukoil Overseas,mở rộng các khu vực thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam, Nga và các nước thứ ba. Hai bên khẳngđịnh sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí trên thềm lục địa ViệtNam, phù hợp với luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm1982.

Hai bên ghi nhận rằng hợp tác kỹ thuật quân sự và quan hệ đối tác trong lĩnh vực quốc phòng - anninh không ngừng phát triển, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và góp phầncùng nhau đối phó với các thách thức và nguy cơ an ninh mới, vì hòa bình, ổn định và phát triển bềnvững ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hai bên khẳng định cần thiết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục -đào tạo, tính đến nhu cầu ngày càng lớn của Việt Nam về chuyên gia trình độ cao phục vụ cho cácngành công nghệ cao của nền kinh tế, trong đó có năng lượng hạt nhân. Trên tinh thần đó, hai bênchú trọng sớm thành lập Trường Đại học Công nghệ Việt-Nga tại Hà Nội, duy trì và nâng cao hiệu quảhoạt động của Trung tâm khoa học công nghệ và nghiên cứu nhiệt đới Việt-Nga.

Hai bên ghi nhận tiềm năng to lớn của hợp tác địa phương, đặc biệt giữa các địa phương thuộc vùngSiberia và Viễn Đông của Liên bang Nga với các tỉnh và thành phố lớn của Việt Nam. Việc khai tháctiềm năng này sẽ góp phần tăng cường hợp tác thương mại - đầu tư và nhân văn giữa hai nước trên cáchướng ưu tiên. Hai bên nhất trí hỗ trợ các công ty và doanh nghiệp của hai nước nghiên cứu khả năngđầu tư tại các địa phương của Việt Nam và Nga trong khuôn khổpháp luật hiện hành của mỗi bên.

Nguồn Vietnam+


Sự kiện