Thứ Bảy | 16/11/2013 10:07

Trung Quốc keo kiệt ảnh hưởng nặng tới thể diện

Khoản cứu trợ cho Philippines không xứng tầm siêu cường kinh tế khu vực và quốc tế đang khiến Trung Quốc chịu nhiều chỉ trích.
Hàng trăm nghìn người dân Philippines đang vật lộn tìm thứcăn, nước uống, chỗ trú ngụ, và xác của người thân vẫn chưa mai táng sau trậnthiên tai siêu bão Haiyan. Rất khẩn trương, Trung Quốc mở hầu bao có 3700 tỉUSD ngoại tệ dự trữ và rút ra khoản viện trợ… vỏn vẹn 100.000 USD.

Đó là lời cam kết viện trợ đầu tiên của họ cho đất nước vừabị vùi dập. Đến Thứ Năm thì làn sóng phê bình trên trường quốc tế đã dội lên vềsự keo kiệt này. Họ phải vội nâng mức cam kết lên 1.6 triệu USD gồm cả hàng cứutrợ như lều và chăn màn. Nhưng thiệt hại đã lộ rõ.

“Khó mà kêu gọi phi Mỹ hóa khu vực nhưng lại để ví ở nhà khicó một thảm họa tầm cỡ như thế vừa xẩy ra ở Philippines,” theo ông Ian Bremmer, chủ tịch tổ chứcEurasia Group ở New York. “Vâng vâng, Trung Quốc là một nước nghèo. Vâng, cácanh có rắc rối với Philippines. Nhưng chuyện thế này khiến ai cũng nghĩ xấu về vaitrò của Trung Quốc trong khu vực.” Nếu ông là cố vấn cho Chủ tịch Tập Cận Bình,Bremmer sẽ khuyến nghị “Tôi sẽ đề nghị một nỗ lực viện trợ nhân đạo lớn tới đảoquốc đó.”

Thay vào đó, phần lớn viện trợ đến từ nơi khác: Hơn 28 triệuUSD đến từ Úc, 20 triệu của Mỹ, 17 triệu của EU, 16 triệu của Anh, 10 triệu củaNhật, 5 triệu của Hàn Quốc, 4 triệu của tòa thánh Vatican, 2 triệu củaIndonesia, và các con số khổng lồ của các cơ quan chính thức khác – như Liên HợpQuốc đã bắt đầu kêu gọi 300 triệu USD viện trợ

Trung Quốc rõ ràng là ngậm đắng nuốt cay với làn sóng phê bình quốc tế.Riêng nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật Hàn Quốc Kim Yu-na thôi đã tặng 100.000 USD- bằng giá chín chai rượu 2006 Romanee-Conti.Ngay cả đề nghị viện trợ mới của Trung Quốc cũng quá mức tầm thường. Nền kinh tếcủa New Zealand chỉ đáng 167 tỉ USD, bằng một phần nhỏ của 8400 tỉ USD kinh tếTrung Quốc, cũng tặng được 1.7 triệu USD, hơn cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Con số đáng thương

Tại sao lại có một con số nhỏ mọn đến vậy dành cho một quốcgia quan trọng về tầm địa chính trị, có 106 triệu người, so về kinh tế thìnghèo hơn nhiều lần với Trung Quốc? Dù là mối quan hệ gần gũi giữa Manila vàWashington từ lâu đã khiến Trung Quốc lo lắng.

Nhưng chuyện này thì cá nhânhơn. Tổng thống Philippines Benigno Aquino từ chối lùi bước trước tuyên bố chủquyền của Trung Quốc ở biển Đông. Ông lại càng khiến Bắc Kinh điên tiết hơn khithách thức đưa tranh chấp hàng hải này ra trước tòa án của Liên Hợp Quốc.

Các nước có thể giữ ác cảm với nhau. Nhưng hành động của Trung Quốctuần này đã làm xói mòn đáng kể chiến dịch cố gắng gây dựng lòng tin gần đây củahọ, vốn được cho là đã có những thành công.

Sau khi tổng thống Barack Obama không tham dựhội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Á Thái Bình Dương tháng trước, chủ tịchTập Cận Bình và thủ tướng Lí Khắc Cường hăng hái công du các thủ đô ở Đông NamÁ. Họ dùng các thỏa thuận đầu tư để minhchứng cho lòng hào phóng Trung Quốc dành cho láng giềng và mong mỏi quan hệthân thiện.

Thảm họa Philippines đã đặt ra cho Trung Quốc một cơ hội thểhiện họ đã là một quốc gia hợp tác và trưởng thành, thu được lòng tin của khu vực.Thực sự là thứ Sáu này quân đội Trung Quốc và Mỹ sẽ tập trận chung lần đầu tiênở Hawaii, một phần của biện pháp phối hợp giữa hai nước để cứu nạn sau thảm họathiên nhiên ở nước thứ ba. Sao họ không nhẩy vào tìm cách hợp tác với nỗ lực cứutrợ quốc tế ở Philippines?

Thay vào đó, các quan chức Bắc Kinh đang phải tránh các câuhỏi hóc búa về sự keo kiệt của mình. Có lẽ để giữ thể diện một chút, Bắc Kinh đầutiên nâng mức đóng góp lên 200.000 USD thông qua tổ chức Chữ Thập Đỏ. Nhưng thếvẫn chưa bằng một nửa con số 450.000 Philippines dành cho Trung Quốc sau trận độngđất 2008 ở Sichuan. Ngay cả bây giờ con số cứu trợ của Trung Quốc vẫn còn xa mức4,88 triệu USD họ gửi đến Pakistan sautrận động đất hai tháng trước.

Giới truyền thông quốc gia của Trung Quốc, bình thường vẫn lặnglẽ, giờ đang lo lắng về thiệt hại sau này. “Thể diện quốc tế của Trung Quốc cótầm quan trọng sống còn với lợi ích của ta,” Báo Global Times bình thường vẫn mạnhmiệng đã phải nói hôm thứ Ba. “Nếu lần này chúng ta làm mất mặt Philippines, TrungQuốc sẽ chịu thiệt hại lớn.”

Quyền lực mềm

Một lý do làm thất bại nỗ lực xây dựng quyền lực mềm củaTrung Quốc là cách tiếp cận rất thiên về vật chất của họ. Thay vì dùng văn hóa,đường lối ngoại giao lão luyện, và các bộ phim rẻ tiền (như kiểu Mỹ - ND) TrungQuốc xòe ra nắm tiền.

Tất cả dòng đầu tư đổ vào đường sắt ở Indonesia, đường hầmở Brazil, mạng lưới điện ở Cambodia, dự án thủy điện ở Lào, đườngxá Zambia, nhà máy ở Malaysia, sân bay ở Myanmar, dàn khoan khai mỏ ởUzbekistan đi kèm với một hóa đơn giá cao. Họ đòi hỏi sự ngoan ngoãn nghe lời. Đólà thông điệp giờ đang gửi đến cho quốc đảo Philippines.

Arvind Subramanian, tác giả cuốn sách in 2011 “Nhật thực: Sốngtrong bóng tối của sự thống trị kinh tế Trung Quốc” nói đất nước này sẽ là “mộtkiểu siêu cường kỳ quặc”, với sức hấp dẫn mang tính vật chất hơn là từ trongtim. “Nó sẽ không có quyền lực mềm như của người Mỹ - như là người ta muốn đếnchơi, muốn định cư, muốn bắt chước,” ông nói với phóng viên Bloomberg ởHongkong. “Sức mạnh mềm của họ có thiếu sót, nhưng nó sẽ không cản trở Trung Quốc.”

Cá nhân tôi không chắc lắm. Nếu tôi là Aquino, tôi sẽ bảoTrung Quốc cứ giữ lấy tiền đó. Có khi ông Tập sẽ dùng nó để thuê một hãng PR.Người Philipines cần trợ giúp thật nhưng Trung Quốc cần nó hơn cho hình ảnh của mình.

Nguồn William Pesek, Bloomberg


Sự kiện