Việc hội nhập văn hóa - giáo dục của con em kiều bào tại Thái Lan cũng đạt những bước tiến đáng ghi nhận. Ảnh: vietnamplus.vn

 
Phùng Mỹ Thứ Hai | 14/12/2020 09:48

Người Việt bốn phương (Số 709)

Nhịp cầu hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam - Thái Lan

Nhịp cầu hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam - Thái Lan

Cộng đồng người Việt tại Thái Lan vốn có bề dày lịch sử lâu đời, luôn gắn bó và hướng về Việt Nam. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 36, Hội người Việt Nam tại Thái Lan đã lần lượt ra đời. Hiện có 26 Hội người Việt Nam và 13 Hội doanh nhân Việt kiều được thành lập dưới mái nhà chung là Tổng Hội người Việt Nam toàn Thái Lan.

Ông Trịnh Cao Sơn, Chủ tịch Tổng Hội, chia sẻ: Tổng Hội ra đời đã giúp cho công tác chỉ đạo có sự thống nhất từ Trung ương đến các địa phương. Kiều bào tại Thái Lan đã trở thành cầu nối hữu nghị và có vai trò rất tích cực giúp vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước.

 

Việc hội nhập văn hóa - giáo dục của con em kiều bào tại Thái Lan cũng đạt những bước tiến đáng ghi nhận. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần xây dựng đất nước Thái Lan phồn vinh, là cầu nối cho quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước Việt Nam - Thái Lan.

Tìm về sức mạnh cội nguồn dân tộc

Ngày 12.12, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tổ chức Hội nghị quốc tế Mật mã phương Đông trực tuyến nhằm kết nối các nhà trí thức, nhà khoa học, chuyên gia, học giả, doanh nhân kiều bào từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 châu lục.

Hội nghị là diễn đàn để các nhà trí thức, học giả, doanh nhân kiều bào cùng thảo luận về vấn đề mật mã phương Đông, mật mã Việt Nam, nhằm tìm về sức mạnh cội nguồn phương Đông và cội nguồn dân tộc Việt, tiếp thêm sức mạnh, lòng tự hào và biết ơn tổ tiên người Việt.

Hội nghị gồm 3 phiên. Phiên 1 - Mật mã Phương Đông là phiên thảo luận của các giáo sư, chuyên gia về chủ đề mật mã phương Đông, trong đó bao hàm các vấn đề mật mã Việt Nam, mật mã chữ quốc ngữ và tiếng Việt. Phiên 2 - Báo chí, Truyền thông và Doanh nghiệp là phiên thảo luận của các chuyên gia báo chí - truyền thông và các doanh nhân xoay quanh các vấn đề như mối quan hệ tương tác 2 chiều giữa báo chí - truyền thông và doanh nghiệp. Phiên 3 - Tham vấn chuẩn bị Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu năm 2021.

Kỳ vọng của kiều bào tham gia vào sự nghiệp phát triển đất nước

Trong khuôn khổ Hội nghị, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức “Hội nghị kiều bào đóng góp ý kiến về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW và phát triển của đất nước trong tình hình mới”. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc hơn.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc, Tiến sĩ Trần Hải Linh cho rằng, để phát triển khoa học công nghệ, Nhà nước cần làm rõ việc thu hút doanh nhân, chuyên gia trí thức kiều bào về Việt Nam làm việc và cống hiến. Cần xây dựng nguồn dữ liệu kết nối phù hợp trong các lĩnh vực trọng tâm, nơi mà các cơ quan có chức năng, tri thức kiều bào trong và ngoài nước có thể truy cập và kết nối, cùng làm việc và trao đổi.

“Hãy giao trách nhiệm và trao niềm tin cho đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Tạo cơ hội để họ cống hiến và chứng minh khả năng trên quê hương mình, cũng như tuyển chọn và hỗ trợ cho những người có chuyên môn phù hợp với những việc đang cần. Việc tài trợ cho đội ngũ này cần ở mức đủ để họ tập trung vào nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ”, Tiến sĩ Trần Hải Linh kiến nghị. 

Hiệp hội hy vọng Bộ Ngoại giao tiếp tục tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho bà con sinh sống ổn định, tiếp tục đóng góp có hiệu quả cho đất nước, đồng thời mong muốn Nhà nước ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về vấn đề quốc tịch và chính sách thu hút nguồn lực kiều bào về nước, cũng như tăng cường lưu giữ truyền thống, giảng dạy tiếng Việt ở ngoài nước.

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

Phó Giáo sư Trần Xuân Bách là Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, Giáo sư kiêm nhiệm ở Đại học John Hopkins và là thành viên của các mạng lưới kết nối tri thức toàn cầu. 

Ảnh: vietnamnet.vn
Phó Giáo sư Trần Xuân Bách là 1 trong 2 người được trao Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao Tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020. Ảnh: vietnamnet.vn

Phó Giáo sư Trần Xuân Bách là 1 trong 2 người được trao Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao Tỏa sáng về Thành tựu trong nghiên cứu 2020. Đây là lần đầu tiên một nhà khoa học của Việt Nam nhận được giải thưởng Noam Chomsky.

Buổi lễ trao giải Noam Chomsky năm 2020 được tổ chức tại trụ sở của Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia tại Mỹ vào ngày 8.12. Giải thưởng này hướng tới việc tôn vinh sức mạnh của việc kết nối giữa con người, vinh danh những cá nhân có ảnh hưởng sâu sắc tới việc thúc đẩy dịch chuyển xã hội và dịch chuyển toàn cầu.

Tâm huyết phát triển công nghệ phần mềm tại quê hương của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ

Sau khi theo học nhờ quỹ học bổng của Úc, ông Nguyễn Hữu Lệ nhận học vị tiến sĩ chuyên ngành viễn thông tại Đại học Adelaide vào năm 1977.

 

Sau 10 năm học tập và làm việc tại Úc, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ sang Canada làm việc cho Nortel, tập đoàn viễn thông nổi tiếng tại Bắc Mỹ thời bấy giờ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc Tiếp thị cho Nortel để mở rộng thị trường Việt Nam. Đây chính là thời gian ông tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế ở quê hương. 

“Lý do lớn nhất để tôi quyết định trở về là muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát huy năng lực của thế hệ trẻ và góp phần phát triển ngành công nghệ cao Việt Nam. Tôi cũng thấy rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng về sản xuất phần mềm như Ấn Độ”, ông chia sẻ.

Năm 2001, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ gia nhập Công ty TMA Solutions với vai trò Chủ tịch và đưa TMA trở thành một trong những công ty gia công phần mềm lớn nhất Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi Việt Nam lên bản đồ gia công phần mềm thế giới.

Điều Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ tâm huyết nhất là làm sao cho thế giới biết đến Việt Nam, xem nơi đây là một điểm đến đáng tin cậy về lĩnh vực gia công phần mềm.

Có thể bạn quan tâm:

Tin Hoạt động Hội - Người Việt bốn phương (số 708)