IYF Viet Nam
Người Việt bốn phương (Số 613)
Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài nhận lời cố vấn cho IYF
Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Phú Bình, cho biết, Hội đang có kế hoạch hợp tác với IYF trong thời gian tới nhằm thực hiện những hoạt động hỗ trợ công tác giáo dục thanh niên. Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã có lịch tiếp ông Park Ock Soo, người sáng lập IYF, khi ông thăm Việt Nam thời gian tới.
Trước đó, Chủ tịch Nguyễn Phú Bình, tại buổi gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào tuần trước, đã đề nghị Thủ tướng cho phép IYF mở rộng hoạt động tại Việt Nam và đã được Thủ tướng chấp thuận.
IYF (International Youth Fellowship), là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Hàn Quốc chuyên về giáo dục kỹ năng mềm cho giới trẻ. IYF đang hoạt động ở trên 80 quốc gia, đang bước đầu hỗ trợ công tác giáo dục thanh niên một số cộng đồng người Việt Nam trên thế giới. Các hoạt động của IYF tại Việt Nam những năm qua được đánh giá là hiệu quả. Ban lãnh đạo IYF Việt Nam gồm Giáo sư Nam Jin Hyang, Giám đốc và hai nhân vật nòng cốt, bà Lee Kyung Hee và bà Lê Thư Thúy.
Những năm qua, các thành viên Ban lãnh đạo IYF Việt Nam đã thực hiện nhiều khóa học cũng như tham dự nhiều diễn đàn về giáo dục thanh niên tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, như Cộng hòa Séc, Đức, Rumani... Đặc biệt, tại Lễ ra mắt hệ thống sưởi nền cổ truyền của Hàn Quốc đã diễn ra tại tỉnh Hòa Bình vào tuần trước, bà Lee Kyung Hee và bà Lê Thư Thúy đã tham dự với danh nghĩa Chủ tịch G&P (Nhóm tình nguyện của những người Hàn Quốc đang sinh sống, làm việc và học tập tại Việt Nam). Chủ tịch Nguyễn Phú Bình đã tham dự sự kiện này. Lễ ra mắt nhận được sự ủng hộ của Đại sứ quán Hàn Quốc, một số tổ chức ở Trung ương và tỉnh Hòa Bình. Chủ tịch Nguyễn Phú Bình cũng đã tham dự lễ ra mắt hệ thống sưởi này.
Kiều bào Úc mong sớm có quốc tịch Việt Nam
Ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vừa có buổi gặp gỡ một số doanh nhân kiều bào tại Úc. Tại buổi gặp mặt, kiều bào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Úc đã đề xuất nguyện vọng được các cơ quan chức năng của Việt Nam sớm tạo điều kiện có quốc tịch Việt Nam, tin từ VOV.
Liên quan đến việc học tiếng việc của giới trẻ người Việt Nam ở nước ngoài, các kiều bào cũng kiến nghị Nhà nước tổ chức chương trình dạy tiếng Việt trực tuyến. Tiếng Việt được coi là 1 trong 8 ngôn ngữ lớn và quan trọng trong cộng đồng đa sắc tộc, đa ngôn ngữ của Úc đồng thời là 1 trong 14 ngôn ngữ đứng đầu về số người sử dụng cũng như được chính thức giảng dạy tại các trường trung học ở Úc. Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cam kết sẽ chuyển các ý kiến của bà con tới cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ: Một Việt kiều là một sứ giả văn hóa
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, ông Phạm Sanh Châu, tại buổi gặp mặt cộng đồng người Việt tại Ấn Độ và Nepal, đã bày tỏ hy vọng, một Việt kiều là một sứ giả, mang hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với người dân nước sở tại, tin từ Thông tấn xã Việt Nam. Đại sứ cũng khẳng định sẽ nỗ lực hết sức và tạo mọi điều kiện trong khả năng của mình để góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal ngày càng lớn mạnh và gắn kết.
Trưởng bộ phận Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, ông Nguyễn Duy Khánh nhận xét, do có sự khác biệt lớn về văn hóa, phong tục tập quán, rào cản ngôn ngữ, nên việc hội nhập, thích nghi với xã hội sở tại của người Việt tại Ấn Độ gặp nhiều khó khăn. Các phụ nữ lấy chồng tại Ấn Độ ít có điều kiện đi làm, trong khi số gia đình chồng có điều kiện kinh tế không nhiều. Cạnh đó, điều kiện sinh hoạt của các lưu học sinh cũng khó khăn hơn so với các lưu học sinh ở nhiều nước khác do mức học bổng thấp, cơ sở vật chất chỉ đảm bảo sinh hoạt tối thiểu. Các em hầu như không có thời gian và công việc làm thêm.
Vinh danh cá nhân xuất sắc được Chính phủ Nhật tặng phần thưởng cao quý
300 khách mời là kiều bào tại Nhật và những người bạn Nhật gắn bó với cộng đồng người Việt dự lễ vinh danh Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật, ông Trần Ngọc Phúc và Giáo sư Trần Văn Thọ, những cá nhân xuất sắc được Chính phủ Nhật trao tặng những phần thưởng cao quý.
Tháng 5.2018, Giáo sư Trần Văn Thọ đã được Nhật Hoàng trao tặng Huân chương Thụy Bảo Tia Vàng.
Quan hệ hai nước phát triển tích cực, sự giúp đỡ của những người bạn Nhật chính là những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng cộng đồng người Việt lớn mạnh, có vị trí quan trọng trong xã hội Nhật như ngày nay. Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật nhận định, quan hệ song phương lớn mạnh giữa hai nước và sự quan tâm của Đại sứ quán Việt Nam sẽ khích lệ nhiều người Việt Nam tại Nhật cùng cố gắng để đạt được những kết quả tốt đẹp.
Giải thưởng Dresden Quốc tế thứ 10 trao cho “Em bé Napalm”
Tổ chức Những người bạn Dresden đã thông báo quyết định trao Giải thưởng Dresden Quốc tế thứ 10 cho “Em bé Napalm”. Lễ trao giải thưởng trị giá 10.000 euro này sẽ được tiến hành trọng thể ngày 11.2.2019 tại Nhà hát Semperoper, thuộc bang Sachsen, phía Đông nước Đức.
Ngày 8.6.1972, nhiếp ảnh gia Huỳnh Công Út (Nick Ut) phóng viên của hãng thông tấn AP. Ông tới chiến trường Tây Ninh và đã chụp được những bức ảnh ngay thời điểm trận không kích đang diễn ra tại Trảng Bàng. Nhân vật trong bức ảnh “Em bé Napalm”, nay là bà Phan Thị Kim Phúc, 55 tuổi và là người Việt Nam. Bằng những nỗ lực của mình cho hòa bình, bà đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) bổ nhiệm làm Đại sứ Thiện chí. Bà Phúc đã đi nhiều nơi trên thế giới để nói chuyện về nghị lực sống và vượt lên hoàn cảnh của chính mình