Chủ Nhật | 20/10/2013 09:44
Medvedev thăm Trung Quốc : Bắc Kinh - Moscow xích lại gần nhau
Chiến lược “xoay trục sang khu vực châu Á Thái Bình Dương” được cho là nhân tố “hâm nóng” quan hệ giữa 2 nước.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, ngày 21-23/10, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa Lý Khắc Cường.
Tâm điểm chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Medvedev là cuộc họp thường kỳ lần thứ 18 của Thủ tướng Nga và Thủ tướng Trung Quốc, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 22/10 tại Bắc Kinh. Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, ông Dmitry Medvedev cũng gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác.
Các cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Nga -Trung sẽ tập trung vào một loạt các vấn đề thương mại song phương, các vấn đề hợp tác kinh tế, văn hóa, mở rộng hợp tác đầu tư giữa 2 quốc gia liên quan đến việc thực hiện các dự án năng lượng quy mô lớn và tăng cường hợp tác trong sản xuất công nghiệp.
Ở lĩnh vực văn hóa, 2 Thủ tướng sẽ tổng hợp kết quả đạt được của năm du lịch Nga - Trung 2012-2013 và đánh giá công tác chuẩn bị cho năm trao đổi giữa thanh niên 2 nước 2014-2015.
Theo dự kiến, sau cuộc hội đàm giữa 2 Thủ tướng, Nga và Trung Quốc sẽ ký kết một số văn kiện liên ngành và giữa các doanh nghiệp hai nước, hướng đến thúc đẩy phát triển hơn nữa sự hợp tác thực tế Nga-Trung trong các lĩnh vực khác nhau.
Nga - Trung mối quan hệ tốt đẹp nhất trong các mối quan hệ song phương giữa các cường quốc.
Tuyên bố trên được ông Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm chính thức CHLB Nga hồi tháng 3/2013. Ông Tập nói: "Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Đây là mối quan hệ tốt đẹp nhất trong số các mối quan hệ song phương giữa các cường quốc. Chúng ta cần phải luôn là láng giềng tốt và là đối tác đáng tin cậy của nhau".
Nga và Trung Quốc không ngừng tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý là thỏa thuận đạt được giữa công ty dầu lửa Rosneft của Nga và tập đoàn năng lượng quốc doanh CNPC của Trung Quốc sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo đó, Nga- nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới sẽ gia tăng lượng dầu lửa cung cấp cho phía Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Ông Igor Sechin, Giám đốc điều hành Rosneft cho hay, theo thỏa thuận, Nga sẽ tăng dần lượng dầu cung cấp cho Trung Quốc trong vòng 25 năm tới từ mức hiện tại 15 triệu tấn/năm hiện nay lên mức 31 triệu tấn/năm. Nội dung của thỏa thuận cũng quy định, Rosneft sẽ nhận được một khoản vay 2 tỷ USD từ Trung Quốc.
Cũng trong năm nay tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận sơ bộ mở đường cho hợp đồng giao sau kỳ hạn 30 năm trong đó Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ năm 2018.
Ngoài hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, hai bên còn tích cực thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng. Trong năm 2013, Nga và Trung Quốc đã ký kết một bản hợp đồng mua bán vũ khí chiến lược lớn. Theo đó, Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada.
Trong một diễn biến khác, quân đội hai nước còn triển khai 1 cuộc diễn tập hải quân chung lớn nhất từ trước đến nay mang tên "Hiệp lực trên biển 2013", diễn ra trong tháng 7/2013 và nhiều cuộc tập trận chung khác trong năm nay.
Mỹ "xoay trục" khiến Nga Trung xích lại gần nhau hơn
Bất chấp căng thẳng trong quá khứ giữa 2 quốc gia, những điều kiện địa chính trị mới phát sinh thời gian gần đây đã thúc đẩy Nga - Trung xích lại gần nhau hơn. Chiến lược "xoay trục" sang khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ đã buộc Bắc Kinh củng cố các mối liên kết với Moscow.
Tàu chiến Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận hải quân chung với Nga (Ảnh: AP)
Trong khi đó, việc giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở châu Âu và cuộc "cách mạng năng lượng mới" của Mỹ buộc nước Nga phải hướng sang thị trường năng lượng châu Á để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng thay thế.
Mối quan hệ Mỹ - Nga đang trong giai đoạn căng thẳng nhất từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh tới nay. Mới đây nhất, việc Nga đồng ý để Edward Snowden tị nạn tạm thời 1 năm trước mọi nỗ lực dẫn độ "người thổi còi" về Mỹ được coi như giọt nước làm tràn ly trong căng thẳng quan hệ 2 nước.
Đỉnh điểm của mối quan hệ căng thẳng này là việc Tổng thống Obama đã hủy cuộc gặp song phương Nga - Mỹ bên lề Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng 9 vừa qua với lý do "Mỹ cần phải xem xét lại mối quan hệ với Nga".
Trên thực tế, bất đồng giữa Nga và Mỹ đã kéo dài từ nhiều năm nay. Nhìn chung, Nga có xu thế đi ngược lại với những quyết sách của Mỹ về vấn đề thế giới, có thể nhìn rõ điều ấy qua vấn đề Trung Đông với các nước Afghanistan, Iraq, và gần đây nhất là Syria, hay vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Gần đây, mối quan hệ song phương "có vấn đề" giữa Nga và Mỹ được thể hiện rõ nét trên phương diện kinh tế khi kim ngạch thương mại Nga - Mỹ trong năm 2012 chỉ đạt 28 tỷ USD, bằng 1/3 so với kim ngạch thương mại Nga - Trung. Mỹ cũng không nằm trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Nga, khối lượng tích lũy đầu tư của Mỹ ở Nga trong 5 năm trở lại đây đã giảm khoảng 500 triệu USD.
Đối với Trung Quốc, trong thế bủa vây ngày càng khép chặt của Mỹ, Nhật Bản, nước này sẽ không có lợi nếu "đơn thương độc mã" và họ đã chọn cách tốt hơn đó là tìm kiếm liên minh với các nước khác. Trong bối cảnh đó, Nga nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho việc cùng Trung Quốc hình thành trục liên minh mới đối trọng với vòng vây của Mỹ, Nhật Bản.
Không thể phủ nhận là trong thời gian gần đây, đã có sự xích lại gần nhau rõ rệt giữa Nga và Trung Quốc. Hai bên có chung quan điểm trong nhiều vấn đề nóng quốc tế, từ cuộc xung đột Syria, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Iran...
Tất nhiên trong quan hệ này, Nga và Trung Quốc đều có những toan tính riêng của mình. Nhưng bên cạnh đó, hai nước cũng có một điểm chung lớn nhất là làm suy giảm ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ để đẩy lùi những nguy cơ tiềm ẩn từ trục quan hệ của Mỹ với các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Minh chứng cho việc Nga- Mỹ ngày càng "xích lại nhau" rõ nét nhất là ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga, ông Putin đã thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Bắc Kinh. Ở chiều ngược lại, ông Tập Cận Bình cũng chọn Moscow làm điểm đến cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình trên cương vị Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.
Nga và Trung Quốc chắc chắn không bao giờ đồng tình với quan điểm của Nhà Trắng cho rằng, chỉ có Washington có quyền quyết định số phận của thế giới. Sự đồng thuận của Nga và Mỹ có thể thấy rõ qua việc, Bắc Kinh và Moscow từng bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo an muốn thông qua việc thiết lập một vùng cấm bay ở Libya, một quốc gia không có nhiều ý nghĩa chiến lược đối với cả 2 nước.
Hai nước này cũng đã 3 lần phủ quyết dự thảo nghị quyết cho phép Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thực hiện hành động can thiệp quân sự vào Syria. Thông qua những hành động này, Nga và Trung Quốc muốn gửi đi một thông điệp với thế giới rằng, họ không dễ trở thành con rối trong tay người Mỹ, đồng thời cho thấy sự nhất trí cao trong cách tiếp cận với các vấn đề nổi cộm trên thế giới.
Theo Giáo sư Viktor Larin, Giám đốc phân viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Nga và Trung Quốc có cùng quan điểm chính trị cho rằng các vấn đề trong nước phải được giải quyết nội bộ, đây là yếu tố mang tính định hướng trong các mối quan hệ của 2 nước.
Trong khi đó, Mỹ lại được biết đến như là một cường quốc luôn có xu hướng muốn giải quyết vấn đề trong nước thông qua việc chuyển trọng tâm chú ý của người dân đến các mối đe dọa lợi ích của nước Mỹ ở bên ngoài bất kể đó có phải là sự thật hay chỉ do Chính quyền Mỹ tưởng tượng ra.
Ông Larin nói: "Động thái chính sách gần đây của Mỹ buộc Nga phải suy nghĩ nghiêm túc về các chính sách của mình đối với Trung Quốc và bản thân Trung Quốc cũng vậy. Trong tình hình hiện nay, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Trung đóng vai trò như một liên minh chính trị cho sự tiến bộ của hòa bình và thịnh vượng trên thế giới".
Nhìn chung, cả Nga và Trung Quốc đều đang muốn dựa vào nhau trên con đường tìm kiếm sức mạnh và ảnh hưởng ngoại giao lớn hơn đối với Mỹ. Nếu như việc Mỹ ủng hộ Gruzia và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á đã khiến Nga không hài lòng thì Trung Quốc cũng coi việc Mỹ ủng hộ Nhật Bản và một số quốc gia ASEAN có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Bắc Kinh như một mối đe dọa.
Như vậy, dù theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, mối quan hệ Nga - Trung chỉ là mối quan hệ "mang tính chiến thuật" nhưng ở thời điểm hiện tại sẽ khó có một lựa chọn nào tốt hơn cho cả 2 bên. Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Medvedev chắc chắn sẽ giúp 2 nước thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực đồng thời gửi đến Mỹ một thông điệp rõ ràng về những khó khăn sẽ phải đối mặt trong chiến lược "xoay trục" sang khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Tâm điểm chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Medvedev là cuộc họp thường kỳ lần thứ 18 của Thủ tướng Nga và Thủ tướng Trung Quốc, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 22/10 tại Bắc Kinh. Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, ông Dmitry Medvedev cũng gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác.
Các cuộc đàm phán của các nhà lãnh đạo Nga -Trung sẽ tập trung vào một loạt các vấn đề thương mại song phương, các vấn đề hợp tác kinh tế, văn hóa, mở rộng hợp tác đầu tư giữa 2 quốc gia liên quan đến việc thực hiện các dự án năng lượng quy mô lớn và tăng cường hợp tác trong sản xuất công nghiệp.
Ở lĩnh vực văn hóa, 2 Thủ tướng sẽ tổng hợp kết quả đạt được của năm du lịch Nga - Trung 2012-2013 và đánh giá công tác chuẩn bị cho năm trao đổi giữa thanh niên 2 nước 2014-2015.
Theo dự kiến, sau cuộc hội đàm giữa 2 Thủ tướng, Nga và Trung Quốc sẽ ký kết một số văn kiện liên ngành và giữa các doanh nghiệp hai nước, hướng đến thúc đẩy phát triển hơn nữa sự hợp tác thực tế Nga-Trung trong các lĩnh vực khác nhau.
Nga - Trung mối quan hệ tốt đẹp nhất trong các mối quan hệ song phương giữa các cường quốc.
Tuyên bố trên được ông Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm chính thức CHLB Nga hồi tháng 3/2013. Ông Tập nói: "Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Đây là mối quan hệ tốt đẹp nhất trong số các mối quan hệ song phương giữa các cường quốc. Chúng ta cần phải luôn là láng giềng tốt và là đối tác đáng tin cậy của nhau".
Nga và Trung Quốc không ngừng tăng cường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý là thỏa thuận đạt được giữa công ty dầu lửa Rosneft của Nga và tập đoàn năng lượng quốc doanh CNPC của Trung Quốc sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo đó, Nga- nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới sẽ gia tăng lượng dầu lửa cung cấp cho phía Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Ông Igor Sechin, Giám đốc điều hành Rosneft cho hay, theo thỏa thuận, Nga sẽ tăng dần lượng dầu cung cấp cho Trung Quốc trong vòng 25 năm tới từ mức hiện tại 15 triệu tấn/năm hiện nay lên mức 31 triệu tấn/năm. Nội dung của thỏa thuận cũng quy định, Rosneft sẽ nhận được một khoản vay 2 tỷ USD từ Trung Quốc.
Cũng trong năm nay tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký một thỏa thuận sơ bộ mở đường cho hợp đồng giao sau kỳ hạn 30 năm trong đó Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ năm 2018.
Ngoài hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, hai bên còn tích cực thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng. Trong năm 2013, Nga và Trung Quốc đã ký kết một bản hợp đồng mua bán vũ khí chiến lược lớn. Theo đó, Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 24 máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Lada.
Trong một diễn biến khác, quân đội hai nước còn triển khai 1 cuộc diễn tập hải quân chung lớn nhất từ trước đến nay mang tên "Hiệp lực trên biển 2013", diễn ra trong tháng 7/2013 và nhiều cuộc tập trận chung khác trong năm nay.
Mỹ "xoay trục" khiến Nga Trung xích lại gần nhau hơn
Bất chấp căng thẳng trong quá khứ giữa 2 quốc gia, những điều kiện địa chính trị mới phát sinh thời gian gần đây đã thúc đẩy Nga - Trung xích lại gần nhau hơn. Chiến lược "xoay trục" sang khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ đã buộc Bắc Kinh củng cố các mối liên kết với Moscow.
Tàu chiến Trung Quốc tham gia một cuộc tập trận hải quân chung với Nga (Ảnh: AP)
Trong khi đó, việc giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở châu Âu và cuộc "cách mạng năng lượng mới" của Mỹ buộc nước Nga phải hướng sang thị trường năng lượng châu Á để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng thay thế.
Mối quan hệ Mỹ - Nga đang trong giai đoạn căng thẳng nhất từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh tới nay. Mới đây nhất, việc Nga đồng ý để Edward Snowden tị nạn tạm thời 1 năm trước mọi nỗ lực dẫn độ "người thổi còi" về Mỹ được coi như giọt nước làm tràn ly trong căng thẳng quan hệ 2 nước.
Đỉnh điểm của mối quan hệ căng thẳng này là việc Tổng thống Obama đã hủy cuộc gặp song phương Nga - Mỹ bên lề Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng 9 vừa qua với lý do "Mỹ cần phải xem xét lại mối quan hệ với Nga".
Trên thực tế, bất đồng giữa Nga và Mỹ đã kéo dài từ nhiều năm nay. Nhìn chung, Nga có xu thế đi ngược lại với những quyết sách của Mỹ về vấn đề thế giới, có thể nhìn rõ điều ấy qua vấn đề Trung Đông với các nước Afghanistan, Iraq, và gần đây nhất là Syria, hay vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Gần đây, mối quan hệ song phương "có vấn đề" giữa Nga và Mỹ được thể hiện rõ nét trên phương diện kinh tế khi kim ngạch thương mại Nga - Mỹ trong năm 2012 chỉ đạt 28 tỷ USD, bằng 1/3 so với kim ngạch thương mại Nga - Trung. Mỹ cũng không nằm trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Nga, khối lượng tích lũy đầu tư của Mỹ ở Nga trong 5 năm trở lại đây đã giảm khoảng 500 triệu USD.
Đối với Trung Quốc, trong thế bủa vây ngày càng khép chặt của Mỹ, Nhật Bản, nước này sẽ không có lợi nếu "đơn thương độc mã" và họ đã chọn cách tốt hơn đó là tìm kiếm liên minh với các nước khác. Trong bối cảnh đó, Nga nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho việc cùng Trung Quốc hình thành trục liên minh mới đối trọng với vòng vây của Mỹ, Nhật Bản.
Không thể phủ nhận là trong thời gian gần đây, đã có sự xích lại gần nhau rõ rệt giữa Nga và Trung Quốc. Hai bên có chung quan điểm trong nhiều vấn đề nóng quốc tế, từ cuộc xung đột Syria, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Iran...
Tất nhiên trong quan hệ này, Nga và Trung Quốc đều có những toan tính riêng của mình. Nhưng bên cạnh đó, hai nước cũng có một điểm chung lớn nhất là làm suy giảm ảnh hưởng và sức mạnh của Mỹ để đẩy lùi những nguy cơ tiềm ẩn từ trục quan hệ của Mỹ với các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Minh chứng cho việc Nga- Mỹ ngày càng "xích lại nhau" rõ nét nhất là ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống Nga, ông Putin đã thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Bắc Kinh. Ở chiều ngược lại, ông Tập Cận Bình cũng chọn Moscow làm điểm đến cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình trên cương vị Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.
Nga và Trung Quốc chắc chắn không bao giờ đồng tình với quan điểm của Nhà Trắng cho rằng, chỉ có Washington có quyền quyết định số phận của thế giới. Sự đồng thuận của Nga và Mỹ có thể thấy rõ qua việc, Bắc Kinh và Moscow từng bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo an muốn thông qua việc thiết lập một vùng cấm bay ở Libya, một quốc gia không có nhiều ý nghĩa chiến lược đối với cả 2 nước.
Hai nước này cũng đã 3 lần phủ quyết dự thảo nghị quyết cho phép Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thực hiện hành động can thiệp quân sự vào Syria. Thông qua những hành động này, Nga và Trung Quốc muốn gửi đi một thông điệp với thế giới rằng, họ không dễ trở thành con rối trong tay người Mỹ, đồng thời cho thấy sự nhất trí cao trong cách tiếp cận với các vấn đề nổi cộm trên thế giới.
Theo Giáo sư Viktor Larin, Giám đốc phân viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Nga và Trung Quốc có cùng quan điểm chính trị cho rằng các vấn đề trong nước phải được giải quyết nội bộ, đây là yếu tố mang tính định hướng trong các mối quan hệ của 2 nước.
Trong khi đó, Mỹ lại được biết đến như là một cường quốc luôn có xu hướng muốn giải quyết vấn đề trong nước thông qua việc chuyển trọng tâm chú ý của người dân đến các mối đe dọa lợi ích của nước Mỹ ở bên ngoài bất kể đó có phải là sự thật hay chỉ do Chính quyền Mỹ tưởng tượng ra.
Ông Larin nói: "Động thái chính sách gần đây của Mỹ buộc Nga phải suy nghĩ nghiêm túc về các chính sách của mình đối với Trung Quốc và bản thân Trung Quốc cũng vậy. Trong tình hình hiện nay, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Trung đóng vai trò như một liên minh chính trị cho sự tiến bộ của hòa bình và thịnh vượng trên thế giới".
Nhìn chung, cả Nga và Trung Quốc đều đang muốn dựa vào nhau trên con đường tìm kiếm sức mạnh và ảnh hưởng ngoại giao lớn hơn đối với Mỹ. Nếu như việc Mỹ ủng hộ Gruzia và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á đã khiến Nga không hài lòng thì Trung Quốc cũng coi việc Mỹ ủng hộ Nhật Bản và một số quốc gia ASEAN có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Bắc Kinh như một mối đe dọa.
Như vậy, dù theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, mối quan hệ Nga - Trung chỉ là mối quan hệ "mang tính chiến thuật" nhưng ở thời điểm hiện tại sẽ khó có một lựa chọn nào tốt hơn cho cả 2 bên. Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Medvedev chắc chắn sẽ giúp 2 nước thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực đồng thời gửi đến Mỹ một thông điệp rõ ràng về những khó khăn sẽ phải đối mặt trong chiến lược "xoay trục" sang khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Nguồn VOV News