Tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất hàng loạt của Mỹ ngày càng rõ nét hơn. Ảnh: Freepik.
Mỹ chi hàng tỉ USD cho lĩnh vực "dầu mới"
Từ năm 1900, khi dầu mỏ được xác định là thành phần cốt lõi của nền kinh tế công nghiệp, Mỹ đã trở thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong thời đại số hoá, tất cả đều hướng về mục tiêu phát triển bền vững thì nhiên liệu hóa thạch và dầu mỏ không còn là sự lựa chọn hàng đầu.
Trong hai năm qua, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng xảy ra đã cho Mỹ nhận ra rằng chips chính là tương lai của nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Các thùng dầu có thể giống nhau, nhưng chất bán dẫn lại có nhiều loại, nhiều chức năng và giá cả khác nhau, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh hiện tại, Mỹ vẫn chưa thể tự sản xuất toàn bộ chips để phục vụ cho nền kinh tế của đất nước.
Năm 2021, trung bình một chiếc ô tô có khoảng 1.200 con chip trị giá 600 USD, gấp đôi giá trị năm 2010. Ảnh: Reuters. |
Các nhà sản xuất chip tiên tiến nhất được sử dụng cho các bộ phận như bộ não của máy tính, điện thoại thông minh và máy chủ là Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) và Samsung Electronics Co. Intel có trụ sở tại Hàn Quốc. Chip bộ nhớ chủ yếu được sản xuất tại châu Á bởi các công ty có trụ sở tại Mỹ và châu Á. Các chip tương tự cấp thấp hơn, thường chỉ thực hiện một số nhiệm vụ trong các sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp, được sản xuất trên khắp thế giới.
Hiện nay, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc là ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Trong khi đó, theo Boston Consulting Group và SIA, thị phần của Mỹ trong hoạt động sản xuất chip toàn cầu đã giảm từ 37% năm 1990 xuống còn 12% vào năm 2020. Các thành viên cấp cao của Mỹ lo lắng rằng nếu Trung Quốc trở thành người thống trị lĩnh vực chất bán dẫn, toàn bộ nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ sẽ bị đe doạ.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn, Chính phủ và các công ty Mỹ đang chi hàng tỉ USD để xây dựng hoạt động sản xuất chất bán dẫn và bảo vệ nguồn cung chip. Kể từ năm 2020, các công ty bán dẫn đã đề xuất hơn 40 dự án trên khắp đất nước với giá trị gần 200 tỉ USD, ước tính tạo ra 40.000 việc làm mới.
Tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất hàng loạt của Mỹ càng rõ nét hơn sau khi Tổng thống Biden ký thành luật hỗ trợ 52 tỉ USD cho ngành công nghiệp chất bán dẫn hồi tháng 8.
Một trong số các quan chức cấp cao của Mỹ đã chứng kiến nhu cầu về thiết bị điện tử giảm mạnh trong những ngày đầu của đại dịch, nên hầu hết họ đều biết đây là thời điểm nhạy cảm để hiện thực hóa tham vọng lớn. Đơn cử như Intel đang cắt giảm chi tiêu vốn trong bối cảnh sụt giảm và TSMC cũng cho biết có thể hãng sẽ phải cắt giảm chi tiêu vốn trong năm nay nếu nhu cầu thị trường suy yếu.
Các quan chức cấp cao của Mỹ hy vọng với các khoản trợ cấp từ Liên bang, các nhà máy sản xuất có thể tiếp tục duy trì sức cạnh tranh và và tạo lợi nhuận lâu dài trong tương lai.